Mỗi dịp Tết đến, ngoài hoa đào, hoa mai, quần áo xúng xính đi chúc Tết, du xuân thì những món ăn ngon luôn có sức hút đặc biệt với mỗi người con đất Việt. Hãy cùng điểm lại top 15 món ăn truyền thống Tết Việt đặc trưng nhất không thể thiếu trên mâm cơm Tất niên nhé!
1. Ý nghĩa và giá trị món ăn truyền thống Tết Việt
Dịp Tết đến xuân về là một trong những ngày lễ lớn nhất của dân tộc Việt Nam nói riêng và một số quốc gia Châu Á nói chung. Vậy nên những món ngon ngày Tết còn chứa đựng những giá trị tinh thần đầy ý nghĩa và đáng để trân trọng.
Gia đình sum họp bên mâm cơm Tết ấm cúng
Trong những ngày Tết, các món ăn truyền thống không chỉ là thực phẩm để bữa cơm gia đình thêm đủ đầy mà còn là biểu tượng của sự sum vầy đầu xuân mới. Mâm cơm dịp năm mới có giá trị tinh thần to lớn bởi sự việc lưu giữ và tiếp nối các phong tục ngày Tết của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngoài ra, việc chuẩn bị và thưởng thức các món ăn ngon cùng nhau cũng tạo nên không gian ấm cúng và hạnh phúc cho gia đình, giúp tăng sự kết nối giữa các thể hệ. Đây chính là dịp để mọi người cùng nhau chia sẻ niềm vui, những kỷ niệm, dự định và ước muốn cho năm mới.
2. 15 món ăn truyền thống Tết Việt
Mỗi vùng miền sẽ có những món ăn truyền thống trong dịp Tết khác nhau. Dưới đây là danh sách 15 cái tên tiêu biểu nhất trong mâm cơm dịp Tết Nguyên đán của người dân Việt Nam.
2.1 Gà luộc lá chanh
Gà luộc chuẩn
Không chỉ trong dịp Tết mà gà luộc lá chanh luôn là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm người Việt trong các dịp quan trọng. Gà luộc cần đạt được các tiêu chí như chín vừa tới, da vàng ươm bóng bẩy, còn nguyên vẹn, được cố định theo dáng tùy chọn. Một trong những điều kiêng kỵ trong ngày Tết chính là cúng gà bị rách da vì sẽ thể hiện sự thiếu tôn kính với ông bà tổ tiên và được xem là điều không may mắn cho năm mới.
Để gà sau luộc có lớp da vàng ươm, bóng mượt đẹp mắt thì bạn có thể chuẩn bị chút nước nghệ tươi hòa cùng mỡ gà phết lên phần da. Sau đó hãy bày biện gà cẩn thận, đẹp mắt cùng các món ăn khác đặt lên bàn thờ tổ tiên để chuẩn bị làm lễ cúng.
2.2 Canh bóng bì
Canh bóng bì
Trên mâm cơm ngày Tết, canh bóng bì là món ăn thanh đạm, giải ngấy hiệu quả cho bạn. Nguyên liệu phổ biến để nấu món này bao gồm bì lợn chiên phồng, giò cùng các loại rau củ tùy chọn khác như súp lơ, nấm hương, cà rốt,... với gia vị nêm đơn giản. Đây là một món ăn có cách chế biến rất đơn giản, không mất nhiều thời gian nên nếu bạn là người không giỏi nấu nướng nhưng vẫn muốn phụ giúp bố mẹ thì đây là lựa chọn phù hợp.
Để món ăn có vị ngọt tự nhiên ngoài tận dụng từ rau củ thì bạn còn có thể dùng nước ninh xương gà để nấu. Đừng quên chuẩn bị thêm hành lá, rau mùi và một chút tiêu xay để tăng thêm hương vị cho món canh bóng bì ngày Tết.
2.3 Bánh chưng
Bánh chưng
Một trong những món ăn truyền thống Tết Việt không thể thiếu trong mâm cơm của mọi gia đình chính là bánh chưng. Đây là loại bánh có giá trị tinh thần rất lớn trong văn hóa ẩm thực của dân tộc ta, làm cho bao người con xa quê nhung nhớ mỗi dịp Tết đến xuân về.
Hình dáng đặc trưng của bánh chưng là hình vuông, bên cạnh đó tùy vùng miền sẽ có cách gói theo hình dạng khác trụ tròn. Nguyên liệu chính của bánh chưng thường sẽ gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ, lá dong và gia vị tùy chỉnh. Bánh chưng ngon không chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu mà còn nhờ vào cách gói chắc tay với thời gian luộc chuẩn và được ép vừa tới.
Nấu bánh chưng bằng bếp củi hoặc bếp than là phong tục ngày Tết nguyên đán truyền thống của Việt Nam ta. Mọi người thường hay quây quầy bên nồi bánh chưng sôi sùng sục và thay phiên nhau canh nồi thay lửa.
2.4 Thịt đông
Thịt đông
Món ăn tiếp theo nằm trong danh sách này chính là món thịt đông quen thuộc. Nguyên liệu để làm thịt đông bao gồm thịt chân giò, tai heo, nấm hương, mộc nhĩ, cà rốt và các gia vị khác tùy chỉnh. Đây là món ăn vô cùng béo ngậy, hấp dẫn, kích thích vị giác, đặc biệt là khi ăn cùng cơm nóng trong tiết trời se lạnh của miền Bắc. Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể thay thế thịt lợn thành thịt gà theo sở thích riêng. Món ăn đạt chuẩn khi thịt được ninh nhừ, nước đông trong đẹp và gia vị vừa vặn theo khẩu vị riêng.
2.5 Nem rán
Nem rán
Món ăn truyền thống Tết Việt tiếp theo chính là nem rán. Không chỉ trong ngày Tết mà trong mâm cơm hàng ngày món ăn này cũng được nhiều gia đình yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm nem ngon, không ngấy và thành phẩm đẹp mắt. Bởi đây là món ăn đòi hỏi sự khéo tay và có kinh nghiệm trong các khâu chế biến để nem không bị ra nước và ngấm nhiều dầu trong quá trình chiên rán.
Nguyên liệu nem theo các vùng miền có sự điều chỉnh riêng biệt và theo sở thích của mỗi gia đình. Để nem được giòn lâu người ra thường dùng lá ram Hà Tĩnh, chiên qua dầu nóng hai lần. Sau đó nem được bày biện đẹp mắt ra đĩa và ăn cùng rau sống, chấm cùng nước mắm chua ngọt hấp dẫn.
2.6 Canh măng chua khô
Canh măng chua
Ngoài canh bóng bì, canh măng chua khô cũng là một trong những món ăn truyền thống được yêu thích trong dịp Tết bởi vị chua thanh, giòn sần sật khó cưỡng. Bạn có thể nấu cùng xương, sườn heo hoặc nấu cùng gà, vịt đều hợp. Nếu bạn thích vị chua nhiều thì chỉ cần rửa măng qua với nước sạch trước khi nấu, còn trong trường hợp bạn muốn giảm bớt vị chua thì có thể ngâm trước với nước từ 10 đến 15 phút. Chú ý để măng chín kỹ bạn cần nấu ít nhất 20 phút kể từ khi sôi.
2.7 Thịt kho nước dừa
Thịt kho nước dừa
Những món ăn với nước mắm luôn có sức hút mạnh mẽ bởi sự dậy vị, thơm ngon đậm đà, trong đó không thể không kể đến thịt kho nước dừa. Đây cũng món ăn luôn có trong mâm cơm ngày Tết của các gia đình Việt. Nguyên liệu vô cùng đơn giản bao gồm thịt ba chỉ ngon, nước hàng, hành phi, nước dừa, tiêu, ớt và tinh hoa món ăn này chính là nằm ở nước mắm. Thịt ba chỉ sau khi được ướp kỹ với các gia vị sẽ được kho nhừ cùng nước dừa, một số nơi còn cho thêm trứng, cùi dừa hoặc su hào, củ cải để gia tăng hương vị cho món ăn.
Khách du lịch đi du xuân ngày Tết tại Việt Nam đều vô cùng ngạc nhiên và trầm trồ với hương vị đậm đà của món thịt kho nước dừa. Dù thời gian có không ngừng trôi thì đây chắc chắn là món ăn sẽ luôn có mặt trong mâm cơm người Việt, đặc biệt là trong dịp lễ, tết.