2. Văn hóa ẩm thực các món ăn ngày Tết ở miền Trung
Được biết, miền Trung nước ta luôn được ưu ái hơn các vùng khác, bởi vì nơi đây có sông, có biển, có núi non. Chúng thuận lợi cho sự phát triển của các công việc như đánh bắt hải sản, chăn nuôi, trồng trọt. Chính vì thế, đây cũng là điều kiện để nền ẩm thực miền Trung đa dạng và các món ăn ngày Tết ở miền Trung cũng phong phú và đa sắc hơn.
Nói về địa lý và tài nguyên phong phú: Miền Trung chủ yếu là sông ngòi và biển, nơi có nhiều tôm, cua, cá ốc nhất, cho nên ẩm thực nơi đây có phần vị hơi mặn so với các nơi khác.
Về khí hậu: Miền Trung có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa nắng và mùa mưa rõ rệt vì thế, cơ thể con người miền Trung cũng rất dễ mất nước. Cho nên họ hay gia vị vào đồ ăn nhiều muối để tích nước duy trì trong cơ thể.
Văn hóa và truyền thống: Ăn mặn là một phần trong văn hóa và truyền thống ẩm thực của người Miền Trung. Những món ăn mặn như mắm, nước mắm, mắm tép, mắm ruốc... đã trở thành đặc sản và biểu tượng của miền đất này. Người Miền Trung có thói quen chế biến và sử dụng các loại mắm này trong nhiều món ăn để tăng thêm hương vị và mặn mà.
Tóm lại, món ăn ở miền Trung có hương vị đặc trưng, khác biệt so với các vùng miền khác, đáp ứng nhu cầu địa lý, khí hậu, hoạt động lao động.
II. Các món ăn ngày tết ở miền Trung ngon và nổi tiếng
Mỗi khu vực tại Việt Nam có khí hậu khác biệt, kéo theo đó là những món ăn đặc trưng thường ngày hay món ăn ngày Tết cũng khác nhau. Tại miền Trung có một số món ăn ngày Tết khá phổ biến, cùng tìm hiểu xem đó là gì nhé.
1. Bánh Tét
Nếu như bánh Chưng là quốc hồn ngày Tết của Việt Nam thì người miền Trung có loại bánh khác mang hương vị đặc trưng so với khu vực sống là bánh Tét. Bánh Tét có hình trụ với lớp lót bên ngoài là lá chuối, không phải lá rong như bánh Chưng. Bên trong bánh có nhân thịt và đậu xanh.
Nhiều nơi còn có thể làm nhiều màu sắc cho lớp gạo nếp của bánh Tét để thêm đặc sắc và hấp dẫn cho chiếc bánh. Nếu muốn thưởng thức, bạn phải cắt lát bánh Tét ra theo khoanh tròn vừa sức ăn. Bạn có thể ăn kèm với dưa chua hoặc chiên lên ăn đều được.
2. Mứt gừng
Mứt gừng là một trong các món ăn ngày Tết miền Trung ngon và nổi tiếng nhất nơi đây. Mặc dù có nhiều vị mứt khác nhau cũng phổ biến không kém, nhưng mứt gừng lại là lựa chọn chủ yếu. Bởi vì chúng có vị nồng nồng, hơi cay một chút, mang hương thơm thân quen và ấm áp. Và cũng bởi vì, người miền Trung hay đi đánh bắt cần giữ cơ thể được khỏe khoắn, nhiệt độ và huyết áp ổn định, ăn gừng rất tốt cho sức khỏe.
3. Nem chua
Nhiều người biết nem chua như một đặc sản của người Thanh Hóa? Tại miền Trung, nem chua cũng được coi là món ăn khá phổ biến, có thể tên gọi giống nhau nhưng vị đặc trưng mỗi nơi sẽ có cách chế biến khác nhau. Nem miền Trung được làm từ thịt lợn xay nhuyễn, sau đó ủ chua và phơi khô. Có thể ăn kèm với lá sung, lá ổi, lá lộc vừng, lá kim và bún tươi. Hương vị của nó có vị dịu nhẹ, một chút cay bởi ớt và tiêu, một chút ngọt bởi thịt tươi.
Tìm đọc thêm: Các phong tục ngày Tết nguyên đán cổ truyền
4. Thịt heo kho củ cải
Có thể thấy ngày nay trên khắp nước, bữa cơm gia đình của chúng ta hay có món thịt heo kho củ cải đúng chứ? Thực ra, chúng bắt nguồn từ miền Trung với vị mặn một chút để ăn tiết kiệm hơn, ăn được nhiều cơm hơn, có sức khỏe dẻo dai hơn.
Món ăn ở miền Trung với thịt heo kho củ cải được làm từ thịt lợn thông thường với nước cốt dừa cùng với của cải trắng. Màu sắc hấp dẫn từ nước dùng cùng hương vị đậm đà bởi gia vị như muối, nêm, tiêu…
5. Gà luộc lá chanh
Các món ăn ngày Tết ở miền Trung không thể thiếu gà luộc lá chanh. Thực ra, món này ở đâu cũng có và trở thành món ăn truyền thống của người Việt ngày dịp Tết. Thịt gà ta vừa dai vừa mềm, hấp với lá chanh cho lớp da màu vàng của nghệ và thơm. Đừng quên pha nước chấm bằng muối + tiêu và nước cốt chanh để tăng thêm độ ngon cho món ăn.
6. Bánh canh chả cá
Bánh canh có hương vị đặc trưng từ bánh canh giòn, chả cá thơm ngon, và nước dùng đậm đà từ xương heo hoặc cá. Đây cũng là một món ăn được biết đến là đặc sản của miền Trung không ai là không biết đến. Chúng bao gồm các nguyên liệu cơ bản như: bánh tráng giòn và dẻo, cá tươi được xay nhuyễn và làm chả, nước lèo, rau sống.
Người ta quan trọng nhất vẫn là đầu tư vào nước lèo sao cho phải trong và không tay khi luộc xương heo hoặc cá. Sau đó, họ cho bánh canh vào nồi nước đun sôi để chín, cho thêm chả cá vào. Để nêm gia vị người ta thường xuyên test thử vừa miệng hay chưa, chủ yếu nêm bằng mắm. Cuối cùng họ sẽ ăn với rau sống như xà lách, giá đỗ, các loại rau thơm khác.
7. Bánh xèo
Tại Hà Nội có rất nhiều quán bán bánh xèo nổi tiếng thu hút giới trẻ đi ăn thường xuyên vào cuối tuần. Bánh xèo có thể ăn vào bữa chính hoặc làm món đồ ăn vặt. Vào ngày Tết, người miền Trung cũng hay làm loại bánh này để làm thức đồ ăn vặt vui vẻ với gia đình, bạn bè đến chơi nhà chẳng hạn.
Nguyên liệu làm bánh xèo bao gồm: bột gạo, nước, nước cốt dừa, bột nghệ, bột giòn, thịt lợn, tôm, rau sống giá đỗ và các loại rau sống khác ăn kèm. Bánh xèo có mùi thơm của bột gạo và nước cốt dừa khi chiên giòn. Nhân bánh xèo thơm ngon từ thịt lợn, tôm, và rau sống tạo nên hương vị phong phú.
8. Cá kho tộ
Một trong các món ăn ngày Tết ở miền Trung cũng không thể thiếu món cá kho tộ. Đây là món ăn dân giã và cũng là món ăn truyền thống Tết Việt của chúng ta. Món ăn này mang nhiều cảm xúc quê hương, những câu chuyện từ thời nghèo khó, gắn liền với tuổi thơ của bao người.
Nguyên liệu để làm cá kho tộ có thể chọn các loại cá mà bạn yêu thích như cá lăng, cá basa. Chú ý nên chọn cá tươi ngon còn sống để tăng thêm vị ngon ngọt và chắc của cá. Làm sốt nước mắm với đường, tỏi và ớt cùng với các loại gia vị như tiêu muối, nêm…
Sau cùng, bạn sẽ có được món cá có mùi thơm ngon của cá chín tới, hòa quyện với hương vị đậm đà của sốt nước mắm, tỏi và ớt. Chúng ta nên ăn kèm với cơm trắng để tăng thêm sự ngon miệng và cân đối vị, chắc chắn sẽ tốn đến 3-4 bát cơm của bạn.
9. Dưa chua
Món dưa là một hỗn hợp ngon miệng từ đủ loại nguyên liệu như cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải trắng, củ kiệu, su hào, và được gia vị bằng muối chua. Đây là món ăn truyền thống thường được ăn kèm với bánh chưng, bánh tét.
Dưa món không chỉ là sự kết hợp hài hòa của nhiều thành phần, mà còn là lựa chọn tuyệt vời cho các bữa ăn trong dịp Tết, đặc biệt là những bữa có nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ. Vị chua chua ngọt ngọt từ dưa món không chỉ giúp làm dịu đi cảm giác ngán ngẩm mà còn kích thích sự thèm ăn, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực đặc biệt trong những ngày lễ quan trọng.
11. Bò kho mật mía
Nếu như bạn chưa biết đến món bò kho mật mía thì bạn chưa thực sự biết hết về các món ăn ngày Tết ở miền Trung. Bò kho mật mía mang đến hương vị thơm ngon, cay nồng từ gừng, quế và ớt. Trong đó, vị giòn ngọt tự nhiên của bắp bò hòa quyện hoàn hảo với hương thơm đặc trưng từ mật mía, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo với hương vị mặn, ngọt và thơm ngon đặc trưng.
Bò kho mật mía thường xuất hiện trong bữa cơm Tết của người dân miền Trung, làm cho người ta nhớ đến những khoảnh khắc ấm cúng và hạnh phúc trong những dịp lễ truyền thống này.
12. Thịt ngâm mắm
Thịt ngâm mắm có thể được làm từ thịt lợn hoặc thịt bò tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Sau khi qua quá trình chuẩn bị, thịt sẽ được ngâm trong nước mắm đã được pha chế theo tỷ lệ cụ thể. Khi thưởng thức, việc cắt lát thịt và ăn kèm với dưa món sẽ tạo ra một hương vị ngon lành.
Đặc biệt, thịt ngâm mắm có thể được bảo quản trong thời gian dài, điều này giống như cách người miền Trung ứng phó với mưa lũ hàng năm. Món thịt ngâm mắm thể hiện rõ đặc tính của sự chuẩn bị cẩn thận và sự kiên trì trong văn hóa ẩm thực của miền Trung.
13. Tôm chua
Nếu bạn đã từng đặt chân đến Huế, không khó để nhận biết món tôm chua hấp dẫn. Đây là một món đặc sản tinh tế, là một trong các món ăn ngày Tết ở miền Trung với sự kết hợp độc đáo của củ riềng, tỏi, ớt, khế, quả vả và một số loại rau thơm khác.
Hương vị cuốn hút của món ăn đến từ sự hòa quyện của vị ngọt, mặn, và chua, tạo ra một trải nghiệm ẩm thực độc đáo và thú vị. Tôm chua thường góp mặt trên bàn ăn Tết của người dân miền Trung, làm cho bữa tiệc thêm phần phong phú và đặc sắc.
14. Bánh in
Trong vùng miền Trung, mỗi khi đến độ Tết, mọi nhà đều bắt tay vào làm bánh in. Những chiếc bánh này mang đến màu sắc nhẹ nhàng và có đặc điểm dễ vỡ. Để chế biến bánh in, người làm phải rang bột năng, bột nếp, và sử dụng lá dứa hoặc lá cẩm để tạo màu sắc và hương thơm đặc trưng. Sau đó, họ trộn bột với nước đường, đổ hỗn hợp vào khuôn và đợi ít nhất 15 phút trước khi lấy bánh ra. Đặc biệt, trong dịp Tết, bánh in thường được làm theo hình dạng tròn, mang ý nghĩa về sự đầy đủ và đoàn viên.
Tìm đọc thêm: Những điều cần kiêng kị trong ngày Tết là gì?
15. Bánh thuẫn (bánh thửng)
Bánh thuẫn có hương vị khá giống với bánh bông lan. Chúng thường được làm từ hỗn hợp bột (bột bình tích, bột năng, ...) pha trộn với trứng. Sau đó, bánh được nướng trên than đỏ bằng các khuôn đặc biệt. Khi bánh chín, nó phát ra mùi thơm ngát trên bếp, với bề mặt vàng ươm, xốp xô và hấp dẫn.
16. Bánh lăn
Bánh lăn là một trong các món ăn ngày Tết ở miền Trung, cụ thể là vùng đất Quảng Nam, thường được sử dụng trong lễ cúng gia tiên và các dịp lễ tết. Nguyên liệu chính của bánh này bao gồm đường vàng, quất, gừng, dừa, tạo nên hương vị hòa quyện. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại và độ dẻo của bánh, là một lựa chọn tuyệt vời để thưởng thức cùng gia đình trong những ngày Tết.
17. Xôi đậu xanh
Luôn xuất hiện trên bàn cơm cúng giao thừa, xôi đậu xanh là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết miền Trung. Xôi được nấu sao cho không quá dẻo, khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận rõ vị bùi của từng hạt đậu kết hợp với hương thơm của nếp. Không cần những điều phức tạp hay sự cao sang, xôi đậu xanh vẫn luôn được ưa chuộng và "vét sạch" mỗi dịp Tết đến, mang lại không khí ấm cúng khắp nơi trên đất miền Trung.
18. Tré
Là một món ăn truyền thống của miền Trung, tré là một phần không thể thiếu trên bàn cỗ trong ngày Tết. Tré được làm từ thịt bì lợn, đầu heo và các loại gia vị, tạo nên một hương vị đậm đà. Đây là một món ăn nhâm nhi phù hợp để đối đãi khách trong những ngày Tết, giữ cho không khí trang trọng và ấm cúng trên bàn ăn.
Kết luận
Các món ăn ngày Tết ở miền Trung bao gồm: bánh tét, mứt gừng, nem chua, thịt heo kho củ cải, gà luộc lá chanh, bánh canh chả cá, cá kho tộ, dưa chua, thịt ngâm mắm, tôm chua, bánh lăn, bánh thuần,... Món ăn ngon ngày tết mang trong mình hương vị đặc trưng và phong phú của đất trời miền Trung. Bạn có thể tự nấu đơn giản tại nhà để nhớ về quê hương nếu xa nhà hoặc thử thay đổi khẩu vị mới nếu ở tỉnh khác.
Theo dõi Santino thường xuyên để cập nhật tin tức và các sản phẩm thời trang mới nhất:
Địa chỉ showroom toàn quốc: Outlets
Fanpage: Santino
Shopee: https://shope.ee/4fHSR0gEb3
Tiktok: Santino Fashion
Instagram: Santinovietnam
Hotline: 0921 332 999 | 1900 0259
Địa chỉ mua sắm tại Hà Nội:
- Số 291 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Số 48 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội