Sắp đến Tết rồi, bạn đã chuẩn bị những gì để cho một kì nghỉ thú vị và trọn vẹn? Ngày Tết truyền thống của người Việt không thể thiếu những phong tục từ ngàn đời xưa như cúng Táo quân, gói bánh, chơi hoa, tảo mộ, dọn dẹp nhà cửa,... Vì vậy, hãy thử tìm hiểu các phong tục ngày Tết nguyên đán cổ truyền bao gồm những gì để bạn sắm sửa và trang hoàng đầy đủ nhất.
I. Các phong tục ngày Tết nguyên đán trước giao thừa
Một số phong tục cổ truyền ngày Tết nguyên đán bao gồm như cúng Táo quân, gói bánh chưng, chơi hoa hoặc cây cảnh, bày mâm ngũ quả, tảo mộ, đi chợ, cúng giao thừa, mua quần áo mới… Những việc này đều diễn ra trước giao thừa để mọi thứ khép lại năm cũ với nhiều thứ đã cũ và không vướng vào năm mới.
1. Cúng ông Công ông Táo 23/12 (âm)
Phong tục cúng ông Công ông Táo vào ngày 23/12 âm lịch được coi là phong tục truyền thống của người Việt. Hàng năm mọi người sẽ chuẩn bị đồ cúng đầy đủ và bao gồm việc mua cá chép về để phóng sinh với ý nghĩa tiễn Táo quân về trời. Việc này với mong muốn Táo quân gửi lời hay ý đẹp về gia đình và bản thân người cúng với Ngọc Hoàng. Việc này cũng mong cầu mọi sự thuận lợi vào năm sau.
2. Gói bánh Chưng, bánh Tét
Một trong các phong tục ngày Tết nguyên đán bao gồm việc gói bánh Chưng, bánh Tét. Thông thường chúng ta có thể thấy không khí rộn ràng gói bánh ở các vùng làng nghề từ ngày đầu tháng 12 âm lịch rồi. Họ gói bánh để bán đi khắp các nơi trên toàn quốc hoặc làm từ đầu tháng đến 30 để kịp gửi đi theo đặt cỗ từ trước.
Còn đối với các hộ gia đình, mọi người thường lựa chọn sẽ gói bánh vào ngày 25 - 28/12 âm lịch. Việc chọn ngày sát Tết như này giúp bảo quản bánh được lâu hơn, bánh được ngon hơn. Đây cũng là những ngày được theo lịch nghỉ của nhiều cơ quan, doanh nghiệp, gia đình được đoàn tụ.
Khi gói bánh, mọi người sẽ chuẩn bị lá rong, gạo nếp, đỗ xanh, đường, thịt lợn ba chỉ, lạt buộc, khuôn gói bánh, một xoong thật to, bếp củi. Sau khi xếp lá rong vào khuôn, họ đặt các lớp gạo nếp trắng rồi đỗ xanh, thịt ba chỉ, hành và tiêu, thêm một lớp gạo nếp cuối cùng rồi buộc lạt lại. Cuối cùng nếu gạo dư thừa có thể gói bánh “còn còn” để cho bọn trẻ ăn chơi.
Thông thường, luộc bánh sẽ mất khoảng 8-12h đồng hồ, canh lửa qua đêm hoặc 1 ngày. Vì vậy, đây là giây phút mọi người được quây quần bên bếp lửa, kể chuyện ngày xưa cho nhau nghe hoặc chơi bài, hoặc nướng ngô nướng khoai để giết thời gian. Nếu luộc bánh bằng bếp củi người ta thường hay rắc thêm ít chấu (vỏ hạt lúa) để cho củi bén lửa, giữ lửa.
3. Chơi hoa, chơi cây cảnh
Những ngày giáp Tết, trên các con đường ngập tràn nào là hoa, cây cảnh, cây quất, cây đào… Người ta có thể đến xem và mua một cây ưng ý phù hợp với không gian nhà ở để trang hoàng ngày Tết có sắc xuân như một hành động đón lộc vào nhà.
Ở nhiều vùng, họ sẽ chọn loại quất giá rẻ từ 300.000 - 2.000.000 vnđ. Còn nhiều gia đình khá giả hơn, giàu có hơn sẽ chọn cây đào thất thốn trị giá 10.000.000 trở lên. Ngoài ra, họ còn chơi cây hoa lan địa, gốc đào lâu năm,... Giá trị còn tùy thuộc vào thời điểm mua, giá thuê cây trong bao lâu hay phong thủy của cây như thế nào.
4. Bày mâm ngũ quả
Một trong các phong tục ngày Tết nguyên đán không thể thiếu việc bày mâm ngũ quả. Đây là phong tục truyền thống lưu giữ từ các cụ. Nếu như bạn quan sát tốt thường hay thấy bà ngoại hoặc mẹ hay đi chợ và mua một số loại quả rất đẹp để bày ra trên bàn thờ suốt những ngày Tết. Khi qua mùng 3 hoặc qua mùng 10 mới được hưởng lộc ngũ quả đúng không?
Thông thường mâm ngũ quả bao gồm 6 loại quả. Loại quả nào còn tùy thuộc vào người chọn quả. Thông thường bao gồm: 1 nải chuối, 1 quả bưởi, những quả táo xanh, xoài, quýt, na, dưa hấu, nho, mâm xôi, phật tử, hồng xiêm,... Bạn có thể chọn những loại quả này. Tuy nhiên, người ta kiêng kị trong ngày Tết không nên bày các loại quả sau: quất/tắc, mít, sầu riêng, chôm chôm, cà chua, ớt, chanh, mướp đắng,... Những quả này có ý nghĩa về sự buồn rầu, không may mắn trong năm mới.
5. Tảo mộ, mời các cụ về ăn Tết
Một việc mà con cháu không bao giờ được quên là đi tảo mộ, mời các cụ về ăn Tết cùng gia đình, dòng họ vào ngày 30 Tết. Đây là việc làm mà chúng ta đã luôn thực hiện để tưởng nhớ người đã khuất, bày tỏ lòng biết ơn và có thể xin thỉnh các cụ ban phước cho con cháu của mình.
Nhiều nơi khác sẽ lựa chọn thời điểm đi tạo mộ (tết thanh minh) vào dịp đầu xuân thay vì trước Tết. Khi tảo mộ, chỉ cần bạn ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, kín đáo, tránh màu sắc lòe loẹt. Ngoài ra, cần chuẩn bị nhang thắp hoặc nến, hoa cúc, đồ dọn cỏ.
6. Dựng cây nêu ngày Tết
Một trong các phong tục ngày Tết nguyên đán có thể kể đến mà nhiều nơi vẫn giữ là dựng cây nêu. Theo truyền thống, vào mỗi dịp năm mới, tin đồn kể rằng ma quỷ sẽ xuất hiện để gây rối. Để tránh những sự kiện không may và đuổi đi tà ma, ở mỗi địa điểm, người ta thường dựng cây nêu để thông báo rằng nơi này đã có chủ, và ma quỷ không có quyền xâm phạm.
Thực hiện việc dựng cây nêu trong ngày Tết là một nghi lễ truyền thống ở nhiều vùng miền. Một cây tre cao khoảng 5 đến 6 mét, được trang trí bằng vàng mã, bùa trừ tà, cờ vải tây, tấm vải điều, và hình cá chép làm từ giấy… được treo lên đỉnh cây để đánh dấu sự chuyển giao sang năm mới, đồng thời để xua đuổi ma quỷ và tránh những điều không may.
Thời điểm dựng cây nêu thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp, tức là ngày Táo quân về trời, và cây sau đó sẽ được hạ xuống vào ngày mùng 7 Tết.
7. Dọn dẹp nhà cửa
Một việc làm chắc chắn nhà nhà, người người đua nhau làm vào ngày cận Tết là dọn dẹp nhà cửa. Người ta truyền tai nhau rằng, những thứ như bụi bẩn ở năm cũ sẽ làm bạn xui xẻo ở năm mới nếu như không được dọn dẹp sạch sẽ. Vì vậy, mà cứ vào ngày 28-30/12 hàng năm (âm lịch), mọi người nhất định tranh thủ thời gian để dọn dẹp lại.
Mọi người sẽ dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa song song với nhau. Dọn dẹp từ bàn thờ, trần nhà, tủ kệ, sofa hoặc bàn ghế sang trọng, thay đổi những món đồ cũ kĩ, bỏ đi những món đồ hỏng, thay mới những món đồ hư… Ngoài ra, có thể trang trí một góc riêng để chụp ảnh ngày Tết như treo tấm rèm tre, quạt đỏ, đòn gánh, bánh chưng, câu đối,...
8. Đi chợ ngày 30 Tết
Một trong các phong tục ngày Tết nguyên đán khác là đi chợ ngày cuối cùng của năm. Để chuẩn bị cho những ngày Tết không lo thiếu đồ ăn hay thiếu thốn thì mọi nhà sẽ thường hay đi chợ ngày 30 Tết. Mặc dù những ngày trước đó đã xử lý hết các công việc trang hoàng nhà cửa, dọn dẹp, mua sắm… nhưng để chắc chắn, nhiều người vẫn dành thời gian để đi chợ ngày 30 âm.
Đi chợ ngày 30 Tết còn mang ý nghĩa đổi vía năm cũ với người khác để mọi thứ có thể tốt đẹp hơn trong năm mới. Đi chợ vào ngày mùng 2, mùng 3 và mùng 5 Tết cũng được coi là đổi vía đầu xuân nhiều may mắn.
9. Cúng giao thừa
Tại Việt Nam, truyền thống của các gia đình thường là sắp xếp một bữa cơm đầy đủ với nhiều món ăn như cơm, rau, canh, cá, thịt vào chiều ngày 30 Tết. Việc làm này với mục đích là để mời thần linh và gia tiên về tham gia bữa tất niên, đồng thời kết thúc năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.
Giao thừa là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, đánh dấu sự hòa quyện của thời gian. Lễ cúng giao thừa, còn được biết đến là lễ trừ tịch, diễn ra trong những phút cuối cùng của năm với mục đích loại bỏ những điều xấu của năm cũ để chào đón những điều tốt lành của năm mới.
Lễ cúng giao thừa thường được tiến hành qua hai bước, một trong nhà và một ngoại ô. Người Việt thực hiện lễ này với niềm tin rằng, để bắt đầu một năm mới, phải có sự kết thúc. Ý nghĩa của buổi lễ là loại bỏ mọi ân oán của năm cũ, mở cửa đón nhận năm mới với tài lộc và những điều may mắn.
10. Mua sắm quần áo mới
Trong số các phong tục ngày Tết nguyên đán, cũng không thể quên việc mua sắm quần áo mới mặc vào ngày đầu xuân năm mới. Đây là việc làm gần như là quan trọng không kém các phong tục truyền thống khác. Mọi người có quan niệm về việc, năm mới quần áo mới sẽ có nhiều may mắn hơn. Vì thế, người ta thường hay săn sale quần áo trước Tết cả tháng, thậm chí là mua sắm liên tục.
Đối với nam giới thường tự mua quần áo cá nhân hoặc vợ và người yêu mua cho. Bạn nên mua áo sơ mi trắng mới, 1 chiếc áo sơ mi màu xanh lơ pastel, 1 chiếc áo polo màu nâu tây, 1 chiếc quần kaki màu be hoặc màu xám, quần âu màu đen, quần jeans màu xanh dương, 1 chiếc áo jacket và 1 bộ suit nam cao cấp. Ngoài ra, trang bị phụ kiện giày tây màu nâu hoặc đen, cà vạt phòng trường hợp đi họp lớp hoặc chúc Tết thầy cô, chúc Tết Sếp.
Đối với nữ giới, bạn có thể tự mua quần áo cho mình với những món đồ online hoặc trực tiếp tại cửa hàng. Bạn nên có sẵn bộ tweet màu trắng hoặc màu đỏ, một chiếc đầm lịch sự, một chiếc áo phông và quần jeans ống rộng, áo len màu be và chân váy nỉ màu đỏ đô,... Đừng quên mua thêm một đôi giày cao gót và một đôi giày thể thao màu trắng.