Tết nguyên đán đem đến một kì nghỉ dài hạn nhất trong năm. Cho nên làm gì vào những ngày này để tận hưởng trọn vẹn kì nghỉ bên gia đình hoặc cuộc sống riêng? Lên kế hoạch cho Tết nguyên đán 2024 không nhàm chán từ A-Z trong bài viết gợi ý dưới đây.
I. Tết nguyên đán 2024 rơi vào ngày nào?
Trước tiên hãy cùng tìm hiểu vì sao có ngày Tết nguyên đán tại Việt Nam và cũng như lịch nghỉ Tết là vào ngày nào?
1. Tết nguyên đán rơi vào ngày nào?
Các cán bộ, công chức-viên chức, và người lao động tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, và tổ chức chính trị-xã hội (được gọi tắt là công chức-viên chức) sẽ được nghỉ Tết âm lịch năm 2024 từ thứ Năm, ngày 8/2/2024 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết thứ Tư, ngày 14/2/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Kỳ nghỉ Tết này sẽ kéo dài trong khoảng 5 ngày nghỉ Tết âm lịch và thêm 2 ngày nghỉ bù vào các ngày nghỉ hằng tuần, theo quy định tại khoản 3 của Điều 111 trong Bộ luật Lao động. Điều này nhằm đảm bảo các cá nhân trong lực lượng công chức có thời gian đầy đủ để ăn Tết và nghỉ ngơi, cũng như duy trì sự linh hoạt trong kỳ nghỉ lễ quan trọng này.
Chính vì thế, thời gian nghỉ tết cũng không phải nhiều và cũng không quá ít. Bạn cần lên kế hoạch Tết nguyên đán 2024 chu toàn để mọi việc suôn sẻ.
2. Vì sao gọi là Tết Nguyên đán?
Lễ hội Tết Nguyên đán không chỉ là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Việt Nam mà còn mang đến ý nghĩa sâu sắc. Đây là thời điểm kết nối giữa năm cũ và năm mới, nằm trong chu kỳ vận hành của thiên nhiên và vạn vật sống. Ngoài ra, Tết còn thể hiện lòng khao khát sự trường tồn, sự hài hòa giữa thiên nhiên, đất đai và con người, cũng như tình cảm gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Đây là dịp để mọi người hướng về cội nguồn, với giá trị tâm linh và tình cảm sâu sắc, trở thành một truyền thống quý báu.
Tết Nguyên đán còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Tết Cả, Tết Ta, Tết m lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết. Trước ngày Tết, người Việt thường có những chuẩn bị như "Tết Táo Quân" (23 tháng Chạp âm lịch) và "Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng Chạp âm lịch).
Tại sao lại gọi là Tết Nguyên đán là một câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Có thể giải thích đơn giản rằng chữ "Tết" xuất phát từ "tiết", trong khi "Nguyên đán" có nguồn gốc từ chữ Hán, trong đó "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai, và "đán" là buổi sáng sớm. Do đó, "Tiết Nguyên đán" có thể hiểu là "thời điểm khởi đầu của một chu kỳ".
Tết Nguyên đán là lễ hội quan trọng nhất của Việt Nam, thường được gọi một cách thân thương là "Tết Ta" để phân biệt với "Tết Tây" (Tết Dương lịch). Người Trung Quốc cũng gọi Tết Nguyên đán là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên.
Có thuyết cho rằng trong văn minh nông nghiệp lúa nước, nhu cầu canh tác đã dẫn đến sự phân chia thời gian thành 24 tiết, với Tiết Nguyên đán là thời điểm quan trọng nhất trong chu kỳ canh tác và gieo trồng. Trong quá trình phát triển ngôn ngữ, từ "tiết" đã được Việt hóa thành "Tết", tạo nên tên gọi Tết Nguyên đán như chúng ta biết đến ngày nay.
Tìm hiểu thêm: Tết nên làm gì?
3. Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Nguyên đán
Đến thời điểm hiện nay, nguồn gốc của lễ hội Tết Nguyên đán vẫn là một đề tài đầy tranh cãi, với nhiều quan điểm khác nhau. Mặc dù có nhiều lý thuyết, nhưng quan điểm phổ biến nhất là sự khẳng định về nguồn gốc thuần Việt của Tết Nguyên đán, trước khi tên gọi này được chấp nhận và sử dụng chính thức để chỉ ngày lễ Tết của người Việt Nam.
Theo một sự tích kể về "Bánh chưng bánh dày", từ thời kỳ của các Vua Hùng, truyền thống ăn Tết đã tồn tại trong cộng đồng Việt Nam, thậm chí trước cả thời kỳ Bắc thuộc.
Khổng Tử, nhà tư tưởng vĩ đại của lịch sử Trung Quốc, đã đề cập đến Tết trong cuốn Kinh Lễ, nói rằng "Tôi không biết Tết là gì, chỉ nghe nói đây là tên của một lễ hội lớn của người Man. Vào những ngày đó, họ thường nhảy múa, uống rượu và thưởng thức ẩm thực vui vẻ."
Ngoài ra, sách Giao Chỉ Chí ghi lại rằng "Người Giao Quận thường tụ tập thành các nhóm để nhảy múa, hát hò, ăn uống và vui chơi trong nhiều ngày liền để kỷ niệm mùa cấy mới. Không chỉ những người làm nông, mà cả những người trong xã hội, quan lang cũng tham gia vào lễ hội này."
Từ những tài liệu lịch sử này, có thể thấy rằng Tết Nguyên Đán thực sự có nguồn gốc từ Việt Nam. Mặc dù cả Việt Nam và Trung Quốc đều sử dụng lịch âm (còn gọi là lịch âm dương hoặc lịch mặt trăng), tạo nên sự tương đồng trong ngày Tết, nhưng vẫn tồn tại nhiều đặc điểm riêng của từng quốc gia.
Trong tâm thức của người Việt, cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để thể hiện sự kết nối giữa trời đất và con người với thế giới thần linh, mà còn là thời khắc quan trọng của sự đoàn viên gia đình. Mỗi khi Tết đến, tiếng hát "Dù đi đâu ai cũng nhớ/Về chung vui bên gia đình" lại rộn lên, làm đọng trong trái tim những người con xa xứ.
Trong những ngày này, dù đang công tác ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ ngành nghề nào, mọi người đều khao khát được quay về gia đình, tận hưởng không khí ấm áp dưới mái ấm gia đình trong những ngày Tết. Khái niệm "Về quê ăn Tết" không chỉ là một ý tưởng xa xôi với những người phải xa nhà, mà còn là một hành trình hồi hương, trở về với nguồn gốc, nơi mà họ đã gieo rau cắt rốn.
Tết nguyên đán 2024 không chỉ là dịp tiễn biệt năm cũ và chào đón năm mới, mà còn là lễ hội trang trọng với ý nghĩa sâu sắc. Các lời chúc về sức khỏe, sự sống động, và thời tiết thuận lợi là những khởi đầu tốt đẹp cho một năm mới, đồng thời thể hiện sự nhìn nhận về quan hệ tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên.
Theo quan điểm tâm linh, Tết Nguyên đán là thời điểm để thể hiện lòng biết ơn, trân trọng nguồn cội. Người Việt tin rằng, trong những ngày này, tổ tiên sẽ hiện diện trên bàn thờ gia tiên, tại nhà thờ họ, chứng kiến sự thành kính của con cháu. Điều này được coi là bảo vệ cho sức khỏe, sự thành công, và an khang trong năm mới.
Trong không khí Tết, tinh thần đoàn kết trở nên mạnh mẽ, mọi người muốn mang lại niềm vui cho nhau, chia sẻ những lời chúc tốt đẹp nhất cho năm mới. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để giải quyết những hiểu lầm và mâu thuẫn trong cuộc sống, tạo nên sự hòa thuận và gần gũi hơn giữa con người.
Tìm hiểu thêm: Trang phục ngày tết cho nam
II. Lên kế hoạch Tết nguyên đán 2024 từ A-Z
Lên kế hoạch Tết nguyên đán 2024 dành cho tất cả mọi người từ việc chuẩn bị trước tết và sau Tết như thế nào. Bạn cần lên chương trình mua sắm cho ngày Tết, trang trí nhà cửa ra sao, chuẩn bị bánh kẹo gì, tiền tiêu tết rồi vé xe tết, chuyến du lịch…
1. Dự bị cho Tết
Lên kế hoạch Tết nguyên đán 2024 cần chuẩn bị tiền tiêu tết, book vé xe tết nếu bạn ở xa, trang trí nhà cửa, mua sắm bánh kẹo, đồ ăn, lựa chọn quần áo mới. Tất cả những thứ này đều cần thiết và có một số công thức chung. Bạn có thể áp dụng theo như sau:
Chuẩn bị tiền tiêu Tết: Một cái Tết ấm no là đủng đỉnh tiền tiêu Tết. Tết nào cũng rất nhiều thứ phải chi tiêu. Bạn cần vạch ra kế hoạch chi tiêu rõ ràng để không bị vỡ con số tài khoản của mình. Đây là hình ảnh chi tiết các đề mục cơ bản nhất mà bạn cần phải chi tiêu trong tết này.
Thông thường số tiền chi tiêu sẽ phụ thuộc vào năng lực của bạn. Công thức tính tiêu Tết bằng 1 tháng lương của bạn nếu sống độc thân, 1 tháng lương của 1 gia đình nếu đã lập gia đình. VD: Bạn làm ra khoảng 15M, bạn sẽ dùng nó để chi tiêu cho Tết này. Chia đều số tiền ra cho các mục chi tiêu nhỏ sao cho hợp lý. Không nên gồng gánh quá nhiều khoản để phải cảm thấy khó khăn khi Tết kết thúc
Book vé xe Tết nếu ở xa: Tết là thời điểm mà ai cũng sẽ về quê, số ít sẽ ở lại thành phố hoặc đi làm thêm hoặc đi du lịch xa. Vì vậy, tỉ lệ tắc đường, thiếu xe khách, thiếu vé máy bay là chuyện dễ hiểu. Bạn cần đặt vé trước 1 tháng hoặc có thể là hơn thế để đảm bảo bản thân về nhà đúng ngày.
Chuẩn bị trang trí nhà cửa: Tết ít nhất phải đem không khí xuân sang về tới nhà mình thì lộc may mắn mới dồi dào. Vì vậy, bạn có thể mua cây cảnh trang trí nhà cửa như cây quất, cây đào, hoa mai, cây hoa lan địa,... Đó là những cây có phong thủy nhất cho mùa Tết.
Mua sắm đồ ăn cho những ngày Tết: Nhiều nhà tổ chức cỗ Tết rất lớn, thường xuyên có người ra vào chúc Tết, vì vậy cần chuẩn bị sẵn các món ăn cơ bản và truyền thống. Một số món truyền thống mang hương vị Việt như: bánh trưng, bánh tét, giò lụa, rượu nếp, nem cuốn, thịt bung đông, dưa muối chua, cà pháo muối,... Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị một số món ăn hàng ngày khác tùy theo sở thích.
Lựa chọn quần áo mới: Phong tục và quan niệm từ xưa rằng, cứ Tết là con người bước sang một tuổi mới, cho nên cần sắm quần áo mới. Cũng là điều may mắn khi mặc đồ mới cho năm mới. Vì vậy bạn cần mua sắm cho cả gia đình và bản thân những món đồ chất lượng, cao cấp, xứng đáng với những ngày đặc biệt này.