Đố kỵ giữa các cá nhân hay tập thể là một vấn đề phổ biến mà hầu hết chúng ta đều phải đối mặt khi đi làm. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân và môi trường làm việc chung. Vậy phải làm gì để bản thân không bị cuốn vào tình trạng tiêu cực này? Santino gợi ý bạn 8 cách để đối phó một cách khôn khéo sự đố kỵ trong công việc.
1. Đố kỵ trong công việc là gì?
Nhắc đến đố kỵ nhiều tại các môi trường tập thể, vậy bạn đã hiểu chính xác khái niệm này chưa? Mục này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đố kỵ là gì, những tác hại mà nó có thể gây ra đối với cá nhân và tập thể cũng như các biểu hiện cụ thể để nhận diện tình trạng này. Hiểu đủ các yếu tố này mới giúp bạn có cách xử lý phù hợp với trường hợp của bản thân.
1.1 Khái niệm
Khái niệm
Đố kỵ trong công việc là trạng thái cảm xúc tiêu cực xảy ra khi có cá nhân cảm thấy ganh ghét, không hài lòng với thành tích, sự công nhận hoặc cơ hội mà đồng nghiệp nhận được. Khi đó, họ sẽ cảm thấy bản thân bị bỏ rơi, lãng quên hoặc không được công nhận xứng đáng, dẫn đến sự khó chịu, bực bội và căng thẳng.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự đố kỵ với người khác? Nguyên nhân chính của cảm xúc này thường xuất phát từ cảm giác tự ti và thiếu tự tin với bản thân mình. Khi bạn thấy mình thua kém đối phương, thay vì chấp nhận và nỗ lực hơn, nó lại biến thành sự ganh ghét, hơn thua tiêu cực.
Bên cạnh đó, sự đố kỵ của bạn đôi khi bắt nguồn từ yếu tố khách quan như môi trường làm việc không công bằng, minh bạch. Tại đó, sự nỗ lực và thành tích của bạn không được ghi nhận xứng đáng, bạn bị phớt lờ, chèn ép, lâu dần bạn sẽ bị ức chế và khó chịu khi người khác được khen thưởng, trao cơ hội. Thậm chí khi quá nản với tình trạng này thì đây chính là một trong những lý do xin nghỉ việc để bạn tìm môi trường mới phù hợp hơn.
1.2 Tác hại
Tác hại của đố kỵ
Đố kỵ là trạng thái bạn cần tránh trong quá trình làm việc vì nó sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực không những đến riêng cá nhân mà còn tác động xấu đến môi trường chung. Một trong những tác hại rõ rệt nhất là sự giảm sút tinh thần và động lực làm việc.
Khi ai đó luôn nuôi dưỡng cảm giác đố kỵ trong mình, họ sẽ luôn cảm thấy mất tinh thần làm việc, dành quá nhiều thời gian để suy tính thiệt hơn. Thậm chí họ còn có thể có những lời nói, hành động không thiện chí với đồng nghiệp hoặc cấp trên.
Theo đó, đố kỵ trong công việc còn dễ dẫn đến sự xung đột giữa các cá nhân. Nếu diễn ra liên tục, nó sẽ làm suy yếu tinh thần đồng đội, giảm khả năng hợp tác, làm giảm hiệu quả công việc chung. Mọi người sẽ luôn có cảm giác căng thẳng khi làm việc, ảnh hưởng đến cảm xúc hàng ngày, tác động xấu đến sức khỏe tinh thần và cuộc sống cá nhân.
Khi sự đố kỵ không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến những quyết định sai lầm và ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của bạn tại nơi làm việc. Thật khó để cấp trên trao cơ hội cho người luôn có sự ganh ghét với người khác, không hài lòng với tổ chức ở một vị trí cao hơn.
1.3 Biểu hiện
Biểu hiện của sự đố kỵ
Biểu hiện của đố kỵ thường khá rõ ràng và có thể nhận diện qua nhiều dấu hiệu khác nhau. Một trong những biểu hiện phổ biến nhất chính là thể hiện thái độ thiếu tôn trọng đối với đối phương. Những cá nhân bị đố kỵ thậm chí còn có thể bị chỉ trích công khai thành tích thay vì chúc mừng. Họ dè bỉu, có những lời lẽ, hành động tiêu cực, thậm chí còn dựng chuyện, mỉa mai đối phương cho hả cái lòng đố kỵ của bản thân.
Một dấu hiệu khác bạn có thể nhận thấy là sự lạnh nhạt hoặc tránh né trong giao tiếp với đối phương. Họ có xu hướng giữ khoảng cách, không muốn hợp tác hoặc thậm chí gây ra mâu thuẫn trong nhóm với cá nhân họ đố kỵ. Họ luôn phủ nhận ý kiến của đối phương dù đúng hay sai, đối với họ, mọi thứ liên quan đến người đó đều đáng ghét, không vừa mắt.
Biểu hiện tệ hơn của lòng đố kỵ chính là cá nhân đó thể hiện qua hành vi không công bằng hoặc cố gắng phá hoại công việc của người khác. Tác phong làm việc chuyên nghiệp không còn khiến họ dễ dàng mắc sai lầm nghiêm trọng đến đến các hậu quả khó lường, Có thể kể đến như bị mất niềm tin từ đồng nghiệp, cấp trên, giảm hiệu suất công việc cá nhân, không được trao cơ hội mới, bị kỷ luật hay thậm chí là bị đuổi việc.
2. 8 cách đối phó với sự đố kỵ trong công việc
Đối phó với sự đố kỵ là việc làm không hề dễ dàng, nhưng khi đã nhận diện được vấn đề chính gây ra nó thì bạn hoàn toàn có thể xử lý êm xuôi. Dưới đây là 8 cách thực tế để tránh và loại bỏ sự đố kỵ giúp bạn cải thiện tinh thần làm việc, duy trì sự đoàn kết giữa các cá nhân và nâng cao hiệu quả công việc.
2.1 Làm việc chuyên nghiệp
Làm việc chuyên nghiệp
Duy trì tác phong chuyên nghiệp có liên quan gì đến việc đối phó với sự đố kỵ tại nơi làm việc? Khi bạn chỉ tập trung vào nhiệm vụ của mình và hoàn thành nó thật tốt, không dành thời gian sân si, soi mói thì bạn đã tránh được nguy cơ đố kỵ từ chính mình và từ người khác. Tập trung vào bản thân thay vì quá tọc mạch vào câu chuyện không liên quan cũng là cách bạn bảo vệ mình trong môi trường tập thể phức tạp.
Hãy luôn minh bạch trong các đầu việc bạn làm, đánh giá công việc và cá nhân khác một cách công bằng, khéo léo. Tránh tình trạng cư xử thiên vị hoặc nịnh bợ một cách quá mức dễ dẫn đến hiểu làm và gây khó chịu cho những người xung quanh.
2.2 Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp tích cực
Xây dựng mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp
Giảm thiểu sự ganh ghét chỉ được diễn ra khi trạng thái tích cực được hình thành và sự tiêu cực thì tan biến. Đây chính là từ khóa để bạn tìm ra cách tiếp theo đối phó với đố kỵ trong công việc. Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp tốt sẽ thúc đẩy sự hợp tác thuận lợi hơn, tôn trọng và giao tiếp hiệu quả.
Bạn hãy bắt đầu bằng việc chào hỏi đồng nghiệp bằng gương mặt tươi tắn mỗi ngày, quan tâm và hỗ trợ nhau trong công việc. Góp ý một cách thiện chí, có tâm thay vì thái độ căng thẳng, dùng từ ngữ cứng nhắc, thiếu xây dựng sẽ giúp bạn và đối phương dễ tiếp nhận ý kiến của nhau và đi đến thống nhất chung.
2.3 Không tham gia đàm tiếu cá nhân/tập thể khác
Không tham gia đàm tiếu người khác
Tránh tham gia vào các cuộc đàm tiếu về cá nhân hoặc tập thể khác là cách để giữ cho môi trường làm việc tích cực và chuyên nghiệp. Tuy không đảm bảo bạn sẽ không là mục tiêu của những câu chuyện ngoài luồng nhưng sẽ giúp hạn chế, ngăn chặn sự lan rộng của thông tin tiêu cực trong nhóm. Nhờ đó, tinh thần bạn được cải thiện, cân bằng công việc và cuộc sống hơn, tránh mang căng thẳng ở nơi làm việc về nhà.
Khi bàn tán, bạn sẽ dễ bị cuốn vào câu chuyện tiêu cực, dễ bị dẫn dắt lan truyền những tin đồn không xác thực. Hãy nhớ rằng tuyệt đối không bàn luận về tin tức chưa được kiểm chứng để tránh rước họa vào thân. Bản thân bạn muốn được cư xử như nào thì hãy là người chủ động thực hiện trước khi đòi hỏi điều tương tự từ những người xung quanh.
2.4 Thẳng thắn giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề một cách thẳng thắn
Một vấn đề tiêu cực nếu không được giải quyết nhanh chóng và minh bạch sẽ dễ làm tình trạng nghiêm trọng hơn, sự hàn gắn sẽ trở nên khó khăn hơn. Thay vì để cảm xúc tiêu cực tích tụ, hãy chủ động trao đổi và giải quyết các vấn đề một cách trực tiếp và thẳng thắn.
Nếu bạn nhận thấy đôi bên có sự hiểu lầm, hãy tìm cách nói chuyện rõ ràng, lịch sự với người liên quan, tập trung vào việc giải quyết vấn đề thay vì chỉ trích cá nhân. Thật khó để ai đó tiếp nhận thông tin khi nó được diễn đạt bằng những lời nói khó nghe, giao tiếp một cách khôn ngoan sẽ có ích hơn trong trường hợp này. Đây chính là cách hiệu quả để tránh hình thành sự đố kỵ trong công việc.
2.5 Hạn chế chia sẻ chuyện riêng tư của bản thân
Hạn chế chia sẻ chuyện riêng tư cá nhân
Nhận được sự đồng cảm, thấu hiểu là việc không dễ, đặc biệt là từ những người không thực sự thân thiết với bạn. Khi nghe chuyện buồn của bạn chưa chắc đối phương đã cảm thông, tương tự khi nghe chuyện vui, bên ngoài chúc mừng nhưng bên trong có khi họ lại nổi lòng ganh tị.
Khi bạn chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân, đặc biệt là về thành công đạt được, thu nhập hoặc mối quan hệ tình cảm, gia đình có thể dẫn đến tâm lý so sánh, đố kỵ từ người nghe. “Nói trước bước không qua”, thế nên những dự định của bạn về công việc như có nên thay đổi công việc hiện tại, kế hoạch đầu tư,...bạn cũng nên hạn chế bàn luận, tâm sự. Nếu đối phương không thực sự thiện chí, rất có thể bạn sẽ gặp bất lợi trong quá trình thực hiện.
2.6 Giữ thái độ khiêm tốn
Khiêm tốn
Khiêm tốn chưa bao giờ là sai, đặc biệt nếu bạn muốn tránh sự đố kỵ trong công việc. Dù đạt được những thành tích nổi bật, hãy luôn giữ sự khiêm tốn và không khoe khoang hay phủ nhận năng lực của cá nhân nào. Thái độ đó giúp bạn tránh gây ra sự ganh ghét từ những người khác.
Sẽ không có gì đảm bảo bạn luôn đạt được thành tích cao nên việc phô trương sẽ là con dao hai lưỡi hạ gục bạn khi bản thân gặp thất bại. Người giữ được sự khiêm tốn, biết lắng nghe, học hỏi sẽ phát triển không ngừng và nhận được sự tin tưởng, đánh giá cao từ đồng nghiệp, cấp trên.
2.7 Học cách quản lý cảm xúc bản thân
Quản lý cảm xúc bản thân tốt
Học cách quản lý cảm xúc bản thân là một kỹ năng quan trọng để đối phó với sự đố kỵ. Bởi nếu không có kỹ năng này bạn sẽ dễ bị mất bình tĩnh khi gặp chuyện bất bình và đưa ra cách xử lý sai lầm.
Ngược lại, quản lý cảm xúc tốt sẽ giúp bạn nhận diện và xử lý cảm giác bất mãn, tức giận hoặc lo lắng một cách hiệu quả. Từ đó, bạn sẽ tìm ra cách giải quyết khôn ngoan hơn cho vấn đề đang gặp phải. Bạn có thể cải thiện kỹ năng này bằng cách thiền, chăm sóc sức khỏe thể chất một cách khoa học.
2.8 Tìm kiếm sự giúp đỡ từ cấp trên
Tham vấn cấp trên
Khi sự đố kỵ trở thành vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng đến công việc và bạn không thể tự xử lý một cách triệt để thì hãy báo cáo tình trạng đó lên cấp trên để được hỗ trợ. Hãy đảm bảo bạn trình bày vấn đề một cách rõ ràng, có dẫn chứng chính xác và nêu ra được cảm xúc bản thân một cách khéo léo.
Sau khi thông tin được xác thực, cấp trên sẽ có thể đưa ra các giải pháp hợp lý để chấm dứt tình trạng tiêu cực cho cá nhân và tập thể. Tuy nhiên, bạn cần coi đây là giải pháp cuối cùng sau khi đã thực hiện hết các cách trên để tránh làm ảnh hưởng đến cấp trên và đồng nghiệp liên quan.
Lời kết
Sự đố kỵ trong công việc là một thách thức không nhỏ với mỗi cá nhân khi làm việc trong môi trường tập thể. Santino hy vọng rằng, qua bài viết trên, bạn đã có thêm các cách hiệu quả để đối phó với những rắc rối, sự ganh ghét của cá nhân khác trong quá trình làm việc. Hãy luôn nhớ rằng, xử lý tốt vấn đề này không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn góp phần xây dựng môi trường làm việc chung lành mạnh và lý tưởng.
Theo dõi Santino thường xuyên để cập nhật tin tức và các sản phẩm thời trang mới nhất:
Địa chỉ showroom toàn quốc: Outlets
Fanpage: Santino
Shopee: https://shope.ee/4fHSR0gEb3
Tiktok: Santino Fashion
Instagram: Santinovietnam
Hotline: 0921 332 999 | 1900 0259