Lập kế hoạch là kỹ năng then chốt để đạt được mục tiêu và tận dụng tối đa tài nguyên trong tổ chức, doanh nghiệp. Để thực hiện được việc này một cách hiệu quả, bạn cần có phương pháp và quy trình rõ ràng. Santino gợi ý bạn 8 bước cơ bản và 6 phương pháp hữu ích nhất để cải thiện, nâng cao kỹ năng lập kế hoạch.
1. Kỹ năng lập kế hoạch là gì?
Kỹ năng lên kế hoạch vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp
Kế hoạch là một tài liệu chi tiết gồm các thông tin về xác định các mục tiêu, các bước thực hiện và thời gian hoàn thành của một nhiệm vụ hoặc công việc cụ thể. Nó giúp những người tham gia định hình và định hướng được quá trình thực hiện, từ đó tăng tỉ lệ thành công.
Lập kế hoạch là quá trình xây dựng quy trình và xác định các bước cụ thể cần thực hiện để đạt được một hoặc nhiều mục tiêu nhất định. Quá trình này bao gồm việc phân tích, nghiên cứu nguồn lực nội bộ và tiềm năng thị trường, từ đó xác định các mục tiêu, chiến lược và sắp xếp các hành động cụ thể để thực hiện kế hoạch.
Kỹ năng lập kế hoạch là khả năng sắp xếp, tổ chức và thực hiện các đầu mục công việc, dự án một cách khoa học để đạt được mục tiêu đã đề ra. Đây là một kỹ năng quan trọng trong công việc giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả thời gian và nguồn lực.
2. Các loại kế hoạch phổ biến là gì?
Có nhiều loại kế hoạch khác nhau được sử dụng để quản lý từng khía cạnh trong công việc. Mỗi loại kế hoạch đều có mục đích và phạm vi bao quát riêng, giúp đảm bảo rằng hoạt động trong đó được định hướng và thực hiện hiệu quả. Dưới đây là 5 loại kế hoạch phổ biến mà bạn có thể áp dụng để quản lý công việc của mình một cách tốt nhất.
2.1 Kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược là một là một loại kế hoạch quan trọng giúp tổ chức định hướng cho hoạt động phát triển trong tương lai. Đây là bản tóm tắt chiến lược dài hạn của tổ chức, xác định các mục tiêu quan trọng như tăng trưởng doanh thu, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Để làm được điều này, người lãnh đạo cần có kỹ năng quản lý giỏi và có tầm nhìn tốt để đưa ra những quyết định mang tính chính xác.
Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể để nhằm hướng tới những thành công dài hạn mong muốn dựa trên nghiên cứu thị trường và tiềm lực vốn có. Sau đó, dựa trên các phân tích trên, tổ chức có thể lập kế hoạch hành động chi tiết và cụ thể theo các giai đoạn để hiện thực hóa chiến lược. Các bước này bao gồm định rõ các hoạt động, phân bổ nguồn lực cần thiết và xác định thời gian hoàn thành.
2.2 Kế hoạch tài chính
Kế hoạch tài chính
Để một doanh nghiệp có thể vận hành được thì kế hoạch tài chính là yếu tố không thể thiếu. Kế hoạch này được lập ra nhằm quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu trong các kế hoạch khác. Người phụ trách mảng này cần có kỹ năng lập kế hoạch tốt để dòng tiền của doanh nghiệp được vận hành hợp lý, minh bạch.
Trong kế hoạch tài chính, doanh nghiệp thường sẽ đặt ra các mục tiêu cụ thể như tối ưu hóa chi phí, tăng doanh thu, cải thiện lợi nhuận và quản lý rủi ro tài chính. Bằng cách phân tích chi tiết các nguồn thu và chi phí, tổ chức có thể đưa ra các chiến lược tài chính phù hợp. Kế hoạch này cũng liên quan mật thiết đến các chính sách và chiến lược về đầu tư, vay vốn và quản lý nợ để đảm bảo sự ổn định và bền vững của tổ chức.
2.3 Kế hoạch nhân sự
Kế hoạch nhân sự
Kế hoạch nhân sự bao gồm việc dự báo nhu cầu nhân lực trong tương lai dựa trên mục tiêu phát triển và chiến lược của tổ chức để có phương án tuyển dụng phù hợp. Sau đó, quản lý nhân sự cần thực hiện các hoạt động tuyển dụng, lọc và phân loại ứng viên theo các tiêu chí của vị trí cần tuyển.
Kế hoạch nhân sự cũng bao gồm xây dựng các chính sách về thưởng phạt, đánh giá hiệu suất lao động và nâng cao đời sống tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Điều này đòi hỏi người ở vị trí này cần có kỹ năng quản lý nhân viên tốt để tăng đoàn kết và sự gắn bó của người lao động với tổ chức, doanh nghiệp.
2.4 Kế hoạch sản xuất
Kế hoạch sản xuất
Kế hoạch sản xuất bắt đầu với việc nghiên cứu và đưa ra dự báo nhu cầu thị trường doanh nghiệp chuẩn bị và điều chỉnh kế hoạch sản xuất một cách linh hoạt, kịp thời. Tiếp theo, quản lý sản xuất thực hiện lập kế hoạch chi tiết về quy trình sản xuất, lựa chọn công nghệ, và phân bổ nguồn lực để đảm bảo quá trình diễn ra hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, việc thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo rằng mọi sản phẩm đều đáp ứng các yêu cầu chất lượng được quy định là điều cần thiết trong kế hoạch sản xuất.
2.5 Kế hoạch marketing
Kế hoạch marketing
Sản phẩm muốn tiếp cận nhanh chóng đến với người tiêu dùng nhất thì doanh nghiệp cần có đội ngũ sở hữu kỹ năng lập kế hoạch marketing hiệu quả. Quá trình này bao gồm việc xác định mục tiêu marketing, nghiên cứu thị trường và lựa chọn các chiến lược phù hợp để quảng bá và tiếp thị sản phẩm.
Dựa trên thông tin nghiên cứu kỹ về hành vi của khách hàng cũng như nhu cầu thị trường, doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch chi tiết. Trong đó bao gồm các thông tin về việc lựa chọn các công cụ và phương thức quảng cáo, thời gian thực hiện và mục tiêu cho các chỉ tiêu đo lường hiệu quả. Kế hoạch marketing cũng cần đưa ra các phương pháp đánh giá hiệu quả chiến dịch và có phương án dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp.
3. Vai trò của kỹ năng lập kế hoạch
Vậy lập kế hoạch tốt có vai trò như thế nào trong hoạt động quản lý và phát triển doanh nghiệp? Kỹ năng này có vai trò vô cùng quan trọng định hướng chiến lược, tối ưu hóa nguồn lực và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Dưới đây là phân tích chi tiết 5 lợi ích khi doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân viên có khả năng lên kế hoạch hiệu quả.
3.1 Xác định mục tiêu và phương hướng
Một bản kế hoạch rõ ràng giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu cần đạt được. Đây chính là yếu tố quan trọng trong kỹ năng lập kế hoạch. Khi phương hướng đã được xác định rõ ràng, người lập kế hoạch có thể dễ dàng phân bổ tài nguyên và công việc một cách hợp lý. Từ đó không chỉ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ công việc mà còn hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện.
3.2 Tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên
Khi lập kế hoạch chi tiết, doanh nghiệp sẽ xác định cần những tài nguyên gì để hiện thực hóa được mục tiêu đề ra, từ đó có các phương án tối ưu hơn. Tài nguyên ở đây không chỉ bao gồm nhân lực, tài chính mà còn cả thời gian và công cụ hỗ trợ. Người quản lý cần phân bổ tài nguyên một cách hợp lý, tránh lãng phí và đảm bảo rằng mọi yếu tố đều được tận dụng tối đa công suất, giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
3.3 Tăng cường hiệu suất và hiệu quả
Kỹ năng lập kế hoạch đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường hiệu suất và hiệu quả làm việc. Khi có một kế hoạch rõ ràng và chi tiết, mọi công việc đều được tổ chức và sắp xếp hợp lý, giúp giảm thiểu sự lãng phí, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc. Một kế hoạch chi tiết giúp các thành viên trong nhóm hiểu rõ nhiệm vụ của mình, đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình đánh giá và cải thiện hiệu quả công việc.
3.4 Tăng cường khả năng ra quyết định và thích ứng
Bằng cách chuẩn bị trước và lập kế hoạch chi tiết, người lãnh đạo và các thành viên trong nhóm có thể phân tích và đưa ra những quyết định chính xác hơn. Từ đó mọi người sẽ thích nghi nhanh chóng với những thay đổi trong kế hoạch và xử lý tình huống bất ngờ. Điều này giúp duy trì sự ổn định trong quá trình triển khai kế hoạch, tránh tạo sự hoang mang dẫn đến cách xử lý không chính xác.
3.5 Tạo sự phối hợp giữa các thành viên hiệu quả
Kỹ năng lập kế hoạch còn tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Bằng cách phân tích và xác định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân, kế hoạch giúp mọi người đều nỗ lực hướng về mục tiêu chung. Việc phối hợp trơn tru và hiệu quả giữa các bộ phận còn làm giảm thiểu xung đột, tăng cường sự đoàn kết, nâng cao hiệu quả làm việc.
3.6 Theo dõi và đánh giá tiến độ kịp thời và chính xác
Việc thiết lập các chỉ số đo lường và mốc thời gian cụ thể trong kế hoạch là điều bắt buộc để người quản lý dễ dàng theo dõi tiến trình thực hiện và đưa ra những điều chỉnh khi cần thiết. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi hoạt động diễn ra đúng kế hoạch và mọi thay đổi được đưa ra kịp thời, từ đó giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa cơ hội thành công. Đồng thời, việc đánh giá kết quả công việc một cách chính xác cũng góp phần tạo động lực cho nhân viên phát huy điểm mạnh và cải thiện điểm yếu.
4. 8 bước nâng cấp kỹ năng lập kế hoạch
Để nâng cao kỹ năng lên kế hoạch, bạn cần thực hiện các bước nào? Dưới đây là 8 bước giúp bạn hoàn thiện khả năng lên kế hoạch. Mỗi bước đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một kế hoạch tốt để các mục tiêu đạt được một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
4.1 Chia nhỏ kế hoạch
Chia nhỏ kế hoạch
Việc chia nhỏ kế hoạch là bước quan trọng trong quá trình nâng cao kỹ năng lập kế hoạch, để mục tiêu lớn có thể được đạt được một cách dễ dàng hơn. Đầu tiên, bạn cần xác định rõ mục tiêu chính của kế hoạch. Sau đó, chia nó thành các mục tiêu nhỏ hơn, thực hiện lần lượt theo giai đoạn.
Việc chia nhỏ kế hoạch giúp bạn thực hiện các hoạt động một cách hiệu quả, khoa học và vừa sức hơn. Đồng thời bước này cũng giúp các bước đánh giá và điều chỉnh kế hoạch được cụ thể, nhanh chóng và được kiểm soát tốt hơn.
4.2 Xác định mục tiêu rõ ràng
Xác định mục tiêu rõ ràng
Bất kỳ bản kế hoạch nào muốn thành công đều cần xác được định được mục tiêu rõ ràng, không chỉ hướng đến mục tiêu lớn nhất mà còn cần cụ thể được các mục tiêu nhỏ hơn. Đặt ra mục tiêu phải rõ ràng, có thể đo lường được và thực hiện trong khoảng thời gian nhất định.
Việc xác định mục tiêu cụ thể giúp cho các cá nhân, bộ phận tham gia đều cùng hướng về một mục đích chung, giảm rủi ro và tăng tính khả thi trong quá trình thực hiện. Bằng cách này, bạn có thể đảm bảo rằng tất cả mọi thành viên đều hiểu rõ và cùng thực hiện mục tiêu chung một cách hợp tác và nhất quán.
4.3 Lập danh sách công việc cần làm
Lập danh sách công việc cần làm
Sau khi xác định được các mục tiêu cần đạt được thì cần lên được danh sách các công việc cần làm để hiện thực hóa được chúng. Đây là một bước quan trọng trong quá trình ứng dụng kỹ năng lập kế hoạch, để doanh nghiệp quản lý quy trình thực hiện một cách có hệ thống.
Việc lập danh sách công việc giúp bạn có cái nhìn tổng quát về phạm vi và độ phức tạp của dự án hoặc công việc, từ đó có thể phân bổ tài nguyên và nguồn lực một cách hợp lý. Đồng thời, đây cũng là bước quan trọng để sau này bạn có thể theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch, từ đó có thể điều chỉnh khi cần thiết.
4.4 Sắp xếp thứ tự ưu tiên
Sắp xếp thứ tự công việc ưu tiên
Khi đã có danh sách cụ thể các công việc cần làm, thì bạn cần sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên để quản lý thời gian và phân bổ nguồn lực, tài nguyên cho hợp lý. Bạn cần đánh giá, xác định mức độ quan trọng và khẩn cấp của từng công việc. Không nên thực hiện lộn xộn, dở dang vì rất khó để bạn hay các cộng sự khác theo dõi và đánh giá.
Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cũng giúp bạn tập trung vào những công việc quan trọng hơn, đảm bảo rằng các hoạt động được hoàn thành đúng thời hạn. Đây cũng là một kỹ năng quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất làm việc không chỉ của cá nhân mà còn ở cả những tập thể, doanh nghiệp lớn.
4.5 Lên kế hoạch chi tiết
Lên kế hoạch chi tiết
Sau khi đã xác định và sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc cần làm, bạn cần lên kế hoạch chi tiết cho từng công việc. Đây là bước vô cùng cần thiết trong quá trình nâng cao kỹ năng lập kế hoạch. Điều này bao gồm việc nêu ra các bước cụ thể, thiết lập thời hạn và phân bổ nguồn lực cho từng giai đoạn của dự án hoặc công việc.
Việc lên kế hoạch chi tiết giúp bạn và nhóm làm việc nắm được rõ ràng và chính xác về các bước tiếp theo cần thực hiện, từ đó giảm thiểu sự nhầm lẫn, bỏ sót. Đồng thời, đây cũng là yếu tố quan trọng để quản lý tiến độ và đánh giá hiệu quả của các hoạt động từ mục tiêu nhỏ đến mục tiêu lớn hơn.
4.6 Phân bổ nguồn lực
Phân bổ nguồn lực
Có đầu mục công việc chi tiết rồi thì việc tiếp theo cần làm chính là xác định xem ai là người thực hiện chúng. Việc này bao gồm việc đánh giá và phân tích khả năng của từng cá nhân hoặc bộ phận để giao đầu mục công việc một cách hợp lý.
Việc phân bổ nguồn lực cũng đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng đáp ứng nhanh chóng khi có sự thay đổi hoặc điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch. Hãy đảm bảo rằng mọi nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả, sao cho tối ưu hóa hiệu suất làm việc tốt nhất, tránh lãng phí hoặc dồn lượng việc quá lớn gây căng thẳng.
4.7 Giám sát và điều chỉnh kế hoạch
Giám sát và điều chỉnh kế hoạch
Giám sát và điều chỉnh kế hoạch là bước không thể thiếu để chắc chắn rằng các hoạt động diễn ra đúng tiến độ và đạt được kết quả như mong đợi. Vậy kỹ năng lãnh đạo là gì trong khâu này? Hãy thiết lập các cuộc họp thường kỳ để nghe báo cáo, cập nhật quá trình thực hiện của các công việc.
Qua thông tin bạn nhận được trong các cuộc họp, bạn có thể nắm được các vấn đề phát sinh, từ đó có sự điều chỉnh nguồn lực, thời gian và cách tiến hành kịp thời. Việc giám sát và điều chỉnh kế hoạch đảm bảo rằng công việc được vận hành trơn tru, hiệu quả.
4.8 Đo lường, đánh giá hiệu quả công việc
Đo lường, đánh giá hiệu quả công việc
Đo lường và đánh giá hiệu quả công việc là bước cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng trong quá trình lên kế hoạch. Bạn cần thiết lập các tiêu chí đo lường quy chuẩn để sau từng bước thực hiện có mẫu đánh giá xem liệu kết quả đã đạt tiêu chí đề ra chưa. Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các phần mềm để thông tin nhận được chính xác và nhanh chóng.
Ngoài có cái nhìn tổng thể về hiệu quả của kế hoạch, việc đo lường và đánh giá còn giúp bạn rút ra những kinh nghiệm để điều chỉnh trong các kế hoạch ở tương lai. Thực hiện thường xuyên các bước trên chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng lập kế hoạch.
5. 6 phương pháp nâng cấp kỹ năng lập kế hoạch
Trong mục này, chúng ta sẽ điểm lại 6 phương pháp phổ biến hỗ trợ bạn trong quá trình lập kế hoạch. Mỗi phương pháp đều mang lại những lợi ích riêng biệt và có thể áp dụng linh hoạt vào các mục tiêu bản kế hoạch khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong các phần dưới đây để có thêm gợi ý giúp tối ưu hóa quy trình lập kế hoạch và nâng cao hiệu quả công việc.
5.1 Mô hình 5W 1H 2C 5M
Mô hình 5W 1H 2C 5M
Mô hình 5W 1H 2C 5M là một công cụ phân tích và lập kế hoạch hiệu quả trong quản lý dự án và chiến lược được phát triển dựa trên các câu hỏi căn bản. Với sự chi tiết trong việc trả lời từng câu hỏi, mô hình này giúp tăng tính cụ thể và sự minh bạch trong quá trình lập kế hoạch.
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (5W):
- What: Lên danh sách nội dung các công việc cần làm.
- Why: Lý do thực hiện công việc trên là gì? Mục đích và lợi ích nó mang lại.
- When: Thời gian bắt đầu và kết thúc cho từng đầu mục công việc.
- Where: Địa điểm và phạm vi không gian triển khai kế hoạch.
- Who: Ai là người chịu trách nhiệm và tham gia thực hiện từng đầu mục công việc.
LẬP KẾ HOẠCH CHI TIẾT(1H):
- How: Phương pháp, cách thức thực hiện kế hoạch phù hợp và tối ưu nhất.
GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ(2C):
- Control: Lên quy trình giám sát, kiểm tra tiến độ thường xuyên để có phương án điều chỉnh kịp thời khi xảy ra sự cố hoặc thay đổi.
- Check: Lập bảng các tiêu chí đánh giá kết quả so với mục tiêu ban đầu để so sánh.
ĐẢM BẢO CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT(5M):
- Man: Phân bổ nguồn nhân lực cần thiết.
- Money: Lên danh sách chi phí dự trù và thời gian giải ngân phù hợp.
- Material: Lên danh sách và chuẩn bị nguyên vật liệu, tài nguyên cần có.
- Machine: Trang thiết bị, công nghệ hỗ trợ phù hợp.
- Method: Lên quy trình thực hiện các công việc trong kế hoạch.
5.2 Phân tích SWOT
Mô hình SWOT
Phân tích SWOT là một phương pháp đánh giá chiến lược quan trọng khi rèn kỹ năng lập kế hoạch và trong quản lý chiến lược của doanh nghiệp. Phương pháp này tập trung vào việc đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà dự án hoặc doanh nghiệp đó cần đối mặt. Bằng cách phân tích kỹ các yếu tố này, doanh nghiệp có thể nắm bắt được bức tranh tổng thể, từ đó xác định được các mục tiêu chiến lược phù hợp và đề ra các hành động cụ thể.
5.3 Sơ đồ Gantt
Sơ đồ Gantt
Sơ đồ Gantt là công cụ quản lý dự án trực quan, giúp lập kế hoạch và theo dõi tiến độ. Được phát triển bởi Henry L. Gantt vào những năm 1910, sơ đồ này sử dụng trục thời gian ngang để phân bố và theo dõi các nhiệm vụ.
Sơ đồ này có các thành phần chính là trục thời gian, danh sách nhiệm vụ, thanh tiến độ, mối quan hệ giữa các nhiệm vụ và cập nhật tiến độ. Mỗi nhiệm vụ được biểu diễn bằng một thanh ngang, cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc.
Sơ đồ Gantt giúp trực quan hóa kế hoạch, quản lý thời gian hiệu quả, phân công công việc rõ ràng và dễ dàng phát hiện vấn đề. Cách tạo sơ đồ Gantt gồm liệt kê nhiệm vụ, thời gian bắt đầu và hoàn thành, xác định mối quan hệ giữa các nhiệm vụ và cập nhật tiến độ.
5.4 Sơ đồ PERT
Sơ đồ PERT
Sơ đồ PERT (Program Evaluation and Review Technique) là một công cụ quản lý dự án giúp lập kế hoạch, lịch trình và phối hợp các nhiệm vụ. Được phát triển vào những năm 1950 bởi Hải quân Hoa Kỳ, sơ đồ PERT chủ yếu được sử dụng cho các dự án phức tạp và lớn. Đây là phương thức để bạn rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch rất hiệu quả.
Sơ đồ PERT sử dụng các nút và mũi tên để biểu thị các nhiệm vụ và thứ tự thực hiện. Các nút đại diện cho các sự kiện hoặc mốc quan trọng kèm thời gian hoàn thành, trong khi các mũi tên biểu thị thứ tự thực hiện nhiệm vụ. Sơ đồ này giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả và giảm thiểu rủi ro bỏ sót hoặc trễ hẹn trong quá trình tiến hành công việc.
5.5 Phương pháp Kaizen
Phương pháp Kaizen
Phương pháp Kaizen là một triết lý quản lý Nhật Bản tập trung vào cải tiến liên tục. "Kaizen" nghĩa là "cải tiến" (kai) và "tốt hơn" (zen). Triết lý này khuyến khích mọi người trong tổ chức, từ quản lý cấp cao đến nhân viên, đều tham gia vào quá trình nâng cấp. Kaizen dựa trên việc thực hiện các thay đổi nhỏ, liên tục để cải thiện quy trình làm việc, tăng năng suất và giảm lãng phí. Phương pháp này áp dụng rộng rãi trong sản xuất, quản lý chất lượng và dịch vụ khách hàng.
5.6 Phương pháp Agile
Phương pháp Agile
Một trong những phương pháp hữu ích khi rèn kỹ năng lập kế hoạch chính là phương pháp Agile. Đây là một triết lý quản lý dự án tập trung vào sự linh hoạt, phản hồi nhanh chóng và cải tiến liên tục. Agile chia dự án thành các chu kỳ ngắn gọi là "sprint," thường kéo dài từ 1-4 tuần. Mỗi sprint bắt đầu với việc lập kế hoạch và kết thúc bằng việc đánh giá, cho phép người tham gia điều chỉnh nhanh chóng theo yêu cầu được giao. Agile sử dụng các cuộc họp hàng ngày để theo dõi tiến độ và giải quyết vấn đề phát sinh.