Chất liệu vải microfiber là gì? Trang phục phổ biến và ưu điểm nổi bật

Chất liệu vải microfiber là gì? Trang phục phổ biến và ưu điểm nổi bật

Đăng bởi: Đậu

Trong nền công nghiệp dệt may, vải microfiber ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng nhờ vào những tính năng vượt trội nó mang lại cho người dùng. Vậy chất liệu vải microfiber là gì? Loại vải này có ưu điểm gì nổi bật và được ứng dụng trong sản xuất trang phục nào? Hãy cùng Santino tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

1. Chất liệu vải microfiber là gì? 

Tìm hiểu về nguồn gốc và quy trình sản xuất của một chất liệu chính là cách tốt nhất để chúng ta đánh giá được chất lượng, những ưu nhược điểm nó mang lại. Quá trình này sẽ giải thích được tại sao vải microfiber trở thành lựa chọn được ưa chuộng trong nền công nghiệp dệt may hiện đại giữa hàng nghìn chất vải khác nhau. 

1.1 Nguồn gốc

Chất liệu vải microfiber là một loại vải tổng hợp được làm từ các sợi polyester hoặc polyamide cực kỳ mịn, có đường kính nhỏ hơn 10 micromet. Chất liệu này được biết đến với độ mềm mại siêu thực, khả năng thoát hơi nhanh chóng, mang lại cảm giác dễ chịu khi chạm vào. Do đó, microfiber là lựa chọn lý tưởng trong quá trình sản xuất nhiều loại trang phục, đồ dùng trong các điều kiện thời tiết khác nhau. 

Chất liệu vải microfiber

Chất liệu microfiber

Vậy microfiber xuất hiện vào thời gian nào? Không được phát hiện và ứng dụng sớm như chất vải cotton hay lanh, microfiber được ra đời vào giữa thế kỉ XX. Sự kiện tạo tiền đề cho sự ra đời của chất liệu microfiber chính là sự xuất hiện của hai loại sợi cấu thành nên nó, chính là nylon và polyester. Hai loại sợi này được phát hiện và sản xuất rộng rãi vào những năm 1930 và 1940. 

Đến những năm 1950-1960, với bước tiến công nghệ sản xuất hiện đại hơn, sợi tổng hợp tiếp tục được tối ưu kích thước với các sợi mảnh hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại chưa có phương pháp hiệu quả để sản xuất chúng với quy mô lớn. Mãi đến những năm 1970, công ty Toray Industries của Nhật Bản đã trở thành một trong những đơn vị đầu tiên nghiên cứu và phát triển thành công sợi microfiber. Công nghệ kéo sợi siêu mịn từ polyester và nylon của họ đã mở ra cơ hội sản xuất vải microfiber thương mại. 

Vải microfiber bắt đầu được sản xuất và sử dụng rộng rãi hơn trong các ngành công nghiệp khác nhau từ sau những năm 1980. Nhờ vào đặc tính thấm siêu thoáng khí, mềm mại và bền bỉ, microfiber nhanh chóng nhận được sự ưa chuộng của người dùng. Sau đó, công nghệ hiện đại liên tục được ứng dụng trong khâu sản xuất chất liệu vải microfiber, cho các phiên bản sợi mịn hơn, tối ưu hơn. 

Chất vải này còn được đánh giá cao về tính thân thiện với môi trường khi được sản xuất từ các nguyên liệu tái chế và có thể tái sử dụng nhiều lần. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong tình hình trái đất đang ô nhiễm nghiêm trọng, khi mà tất cả mọi người cần chung tay bảo vệ ngôi nhà chung. 

1.2 Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất vải microfiber bao gồm nhiều bước công phu từ việc chọn nguyên liệu, kéo sợi, dệt vải, đến hoàn thiện sản phẩm. Các sợi tổng hợp polyester, nylon được chọn lọc và chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho thành phẩm cuối cùng. 

Sau khâu chuẩn bị, nguyên liệu được đun nóng chảy và kéo thành sợi rất mảnh. Quá trình kéo sợi bao gồm việc đẩy nhựa nóng chảy qua một khuôn đục lỗ để tạo ra các sợi dài và mỏng, chỉ bằng một phần mười đường kính của sợi tóc người. 

Sau đó, các sợi này được xử lý để tách thành các sợi siêu mịn bằng cách sử dụng hóa chất hoặc tác động cơ học. Một phương pháp phổ biến được sử dụng chính là công nghệ "split fiber", trong đó các sợi ban đầu được kéo dài và sau đó tách ra thành các sợi mảnh hơn.

Các sợi microfiber được hình thành sau khi được tách mảnh sẽ được dệt thành vải. Một số kỹ thuật dệt phổ biến được sử dụng như dệt thoi, dệt kim,...tùy thuộc vào loại sản phẩm cuối cùng bạn mong muốn. Sau đó, chúng được mang đi nhuộm, xử lý qua hóa chất để cải thiện tính năng như chống thấm nước, chống bám bẩn, hoặc chống tĩnh điện và được cung cấp ra thị trường. 

Chất liệu vải microfiber

Khăn lau được dệt từ vải microfiber 

Quy trình sản xuất chất liệu vải microfiber đòi hỏi sự chính xác và kiểm soát chất lượng cao để tạo ra các sản phẩm cuối cùng đáp ứng yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng. Nhờ đó, các đặc tính vượt trội như mềm mại, bền bỉ và khả năng thấm hút tốt được đảm bảo.

2. Các đặc tính nổi bật của chất liệu vải microfiber 

Chất liệu vải nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng, microfiber cũng không ngoại lệ. Việc hiểu rõ những ưu điểm và nhược điểm sẽ giúp chúng ta đánh giá được tính thích hợp của vải microfiber trước khi quyết định sử dụng. Dưới đây là các ưu nhược điểm nổi bật và một số ứng dụng của chất liệu này trong đời sống. 

2.1 Ưu điểm

Chất liệu vải microfiber

Mặt vải microfiber mềm mại

Vải microfiber được đánh giá cao về mặt chất lượng với nhiều ưu điểm nổi bật. Đầu tiên, nhắc đến microfiber, người ta nhớ đến chất liệu có khả năng thoát hơi thoáng khí siêu đỉnh. Ưu điểm này tương tự với chất vải coolmax, pe-cool,..là những chất liệu cũng có nguồn gốc từ sợi polyester. 

Cấu trúc siêu mịn của sợi microfiber tạo ra các khe hở nhỏ giữa các sợi, giúp không khí và hơi nước dễ dàng lưu thông, tăng tốc độ thoát ẩm và làm khô nhanh chóng. Điều này giúp cho người mặc luôn cảm thấy mát mẻ, khô ráo, dễ chịu suốt ngày dài, đặc biệt trong điều kiện thời tiết oi nóng. 

Sợi microfiber có độ mềm mại tự nhiên, cho cảm giác mượt mà và dễ chịu khi tiếp xúc với da. Ưu điểm này được người dùng vô cùng yêu thích bởi các chất liệu thô cứng với mặt vải không mịn sẽ dễ gây xước và kích ứng da, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm. 

Vải microfiber có độ bền cao và không bị co rút sau nhiều lần giặt, giúp sản phẩm sử dụng được trong thời gian dài. Bên cạnh đó, chất liệu vải microfiber khá ít nhăn giúp trang phục luôn trông gọn gàng và đẹp mắt, đồng thời tiết kiệm thời gian là ủi hàng ngày. 

2.2 Nhược điểm

Chất liệu vải microfiber

Chất vải microfiber kém bền với nhiệt 

Ngoài những ưu điểm kể trên, chất vải microfiber vẫn tồn tại một số nhược điểm bạn cần lưu ý. Do nguồn gốc của chất liệu này là từ sợi polyester, loại sợi kém bền với nhiệt và hóa chất mạnh nên microfiber cũng dễ bị hỏng khi tiếp xúc các tác nhân này. 

Điển hình như khi tác động nhiệt cao lên loại vải này sẽ khiến cho các sợi vải co rút nhanh chóng và không có khả năng trở lại hình dáng ban đầu. Còn khi dùng hóa chất tẩy rửa mạnh có thể làm vải mất màu, cấu trúc sợi vải bị phá vỡ dẫn đến giảm tuổi thọ sử dụng của sản phẩm. Nhược điểm này cũng giống với các loại vải làm từ polyester như chất vải pe cool, coolmax,...

Ngoài ra, tuy có tính thoáng khí cao nhưng vải microfiber có độ thấm hút không thực sự tốt nên cần lưu ý khi sử dụng cho các mục đích cần ưu tiên khả năng này. Mặc dù có nhược điểm nhưng với ưu điểm nổi trội hơn hẳn, vải microfiber vẫn là một lựa chọn phổ biến và được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày.

2.3 Ứng dụng

Với những ưu điểm đã sở hữu như trên, vải microfiber được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dệt may cho các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Với khả năng thoát mồ hôi tốt và khô nhanh, vải microfiber thường được sử dụng để làm sản phẩm thời trang như áo thun, shorts, áo giữ nhiệt, sơ mi,...Đặc biệt, các tín đồ yêu thích chơi thể thao rất chuộng trang phục làm từ chất liệu này vì chúng giúp họ cảm thấy dễ chịu suốt quá trình hoạt động thể chất. 

Chất liệu vải microfiber

Thảm lau chân microfiber  

Vải microfiber được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các loại đồ dùng gia đình như khăn lau, bàn chải, găng tay,...Bề mặt vải mềm mịn, bền bỉ cùng khả năng làm sạch hiệu quả giúp cho vải microfiber trở thành lựa chọn hàng đầu cho gia đình bạn. Ngoài chất vải modal thì microfiber cũng được sử dụng để làm rèm cửa, vỏ gối, bọc nệm hay chăn mền. Với độ bền màu và mềm mại đáng kinh ngạc, các sản phẩm trang trí được làm từ các chất liệu trên sẽ tô điểm cho ngôi nhà của bạn thêm ấn tượng, nổi bật. 

3. Cách bảo quản trang phục chất liệu vải microfiber 

Mỗi loại vải từ tự nhiên như chất vải sợi tre, cotton, lanh, bạc hà hay từ sợi tổng hợp như microfiber đều cần có cách bảo quản riêng để sản phẩm bền bỉ nhất. Đầu tiên, trước khi giặt, hãy đảm bảo bạn đọc kỹ nhãn chỉ dẫn của sản phẩm để biết cách giặt phù hợp. Nên ưu tiên giặt tay hoặc giặt máy ở chế độ giặt nhẹ với vòng quay vừa để tránh làm biến dạng sợi vải. Bên cạnh đó do microfiber kém bền với nhiệt và hóa chất mạnh nên cần tránh giặt bằng nước nóng và dùng chất tẩy quá mạnh làm hỏng cấu trúc cũng như phai màu vải. 

Chất liệu vải microfiber

Bảo quản trang phục chất liệu microfiber ở nơi thoáng mát 

Sau khi giặt, hãy phơi đồ từ vải microfiber ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để tránh làm phai màu hoặc làm biến dạng sợi vải do nhiệt cao. Đồng thời khi ủi, hãy sử dụng nhiệt độ thấp để tránh làm hỏng cấu trúc sợi. Cuối cùng, khi không sử dụng, hãy bảo quản trang phục từ vải microfiber ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. 

4. Một số loại quần áo chất liệu vải microfiber 

Hãy cùng điểm lại một số loại quần áo chất liệu microfiber phổ biến hiện nay để có thêm gợi ý cho tủ đồ của bạn. 

Chất liệu vải microfiber

Áo sơ mi nam cao cấp

Áo sơ mi microfiber có bề mặt mềm mịn, mang lại cảm giác êm ái trên da, khả năng ít nhăn giúp tiết kiệm thời gian là ủi hàng ngày. Chất liệu này thoát hơi tốt, thoáng khí và mau khô, giúp người mặc luôn cảm thấy dễ chịu suốt ngày dài. Đồng thời, áo sơ mi microfiber dễ dàng bảo quản, giữ form tốt sau nhiều lần giặt, xứng đáng là lựa chọn lý tưởng cho người làm văn phòng.

Chất liệu vải microfiber

Áo phông microfiber chất lượng

Áo phông làm từ chất liệu microfiber nổi bật với sự nhẹ nhàng và thoáng mát, mang đến cảm giác thoải mái cho người mặc. Với khả năng hút mồ hôi nhanh và khô ráo, áo phông microfiber thích hợp cho các hoạt động ngoài trời hay luyện tập. Chất liệu này cũng bền chắc, không co rút và giữ màu sắc tươi sáng sau nhiều lần giặt. 

Chất liệu vải microfiber

Áo vest nam cao cấp

Áo vest nam cao cấp microfiber có bề mặt mềm mại, sáng bóng, góp phần tạo độ cứng cáp cho phom áo, tạo nên vẻ ngoài lịch sự và sang trọng. Microfiber giúp áo vest bền bỉ, ít nhăn và giữ dáng tốt. Thêm vào đó, tính năng thoáng khí giúp người mặc tự tin và dễ chịu suốt cả ngày dài. 

Chất liệu vải microfiber

Quần âu chất liệu microfiber 

Quần âu làm từ chất liệu vải microfiber mang lại vẻ ngoài thanh lịch và chuyên nghiệp với bề mặt trơn mịn và ít nhăn. Chất liệu này thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí và co giãn nhẹ, phù hợp cả khi mặc trong nhiều giờ đồng hồ. Quần âu microfiber cũng giữ form dáng tốt, ít bị co rút sau nhiều lần giặt, là lựa chọn hoàn hảo cho môi trường công sở.

Chất liệu vải microfiber

Quần shorts hè mát 

Quần shorts microfiber thông thoáng, là items lý tưởng cho các hoạt động thể thao, cho phép người mặc di chuyển tự do và thoải mái. Chất vải này có tốc độ khô khá nhanh, giữ cho cơ thể luôn khô ráo. 

Chất liệu vải microfiber

Quần lót cao cấp

Quần lót cao cấp làm từ microfiber mang đến cảm giác mềm mại và thông thoáng, giúp da luôn khô ráo và thoải mái. Microfiber co giãn tốt, ôm sát cơ thể mà không gây khó chịu. Đặc biệt, quần lót microfiber kháng khuẩn và khử mùi hiệu quả, bảo vệ sức khỏe và tăng cường sự tự tin cho người mặc.

Chất liệu vải microfiber

Áo giữ nhiệt cao cấp 

Áo giữ nhiệt microfiber được dệt dày hơn các trang phục mùa hè, cấu trúc sợi nhỏ dễ dàng lấp đầy các khoảng trống, cho khả năng cách nhiệt xuất sắc trong điều kiện thời tiết lạnh. Dù phom ôm sát nhưng nhờ sự mềm mại, nhẹ và thông thoáng, chất liệu này mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người mặc.  

Với những ưu điểm vượt trội, vải microfiber là lựa chọn lý tưởng cho nhiều loại trang phục, đồ dùng gia đình, văn phòng. Santino hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích, thú vị về chất liệu vải microfiber. Qua đó, bạn có thể tìm được nhiều sản phẩm được làm từ chất liệu này bổ sung cho không gian sống và làm việc của mình. 

Theo dõi Santino thường xuyên để cập nhật tin tức và các sản phẩm thời trang mới nhất:

Địa chỉ showroom toàn quốc: Outlets

Fanpage: Santino

Shopee: https://shope.ee/4fHSR0gEb3

Tiktok: Santino Fashion

Instagram: Santinovietnam

Hotline: 0921 332 999 | 1900 0259

  • Sản Phẩm Mới
    Quần short nam ống rộng Santino - A515
    30
    31
    32
    33
    34
    35
    29
    -10%

    Quần short nam ống rộng Santino - A515

    346.500 vnđ 385.000 vnđ
    quan-short-nam-ong-rong-santino-a515
    quan-short-nam-ong-rong-santino-a513
    quan-short-nam-ong-rong-cao-cap-mau-xam
    quan-short-nam-ong-rong-cao-cap-mau-xanh-than
    Áo sơ mi nam dài tay cao cấp - S652
    38 (=S)
    39 (=M)
    40 (=L)
    41 (=XL)
    42 (=2XL)
    43 (=3XL)
    -10%

    Áo sơ mi nam dài tay cao cấp - S652

    616.500 vnđ 685.000 vnđ
    ao-so-mi-nam-dai-tay-cao-cap-s652
    Áo sơ mi nam ngắn tay cao cấp xanh lam caro
    38 (=S)
    39 (=M)
    40 (=L)
    41 (=XL)
    42 (=2XL)
    43 (=3XL)
    -3%

    Áo sơ mi nam ngắn tay cao cấp xanh lam caro

    674.000 vnđ 695.000 vnđ
    ao-so-mi-nam-ngan-tay-cao-cap-xanh-lam-caro
    ao-so-mi-nam-ngan-tay-cao-cap-ke-soc-caro-den
    ao-so-mi-nam-ngan-tay-cao-cap-trang-hoa-tiet-caro
    ao-so-mi-nam-ngan-tay-cao-cap-ke-soc-caro-xanh-nhat
    ao-so-mi-nam-ngan-tay-cao-cap-ke-caro-xanh
    Áo sơ mi nam tay ngắn cao cấp Santino - S656
    38 (=S)
    39 (=M)
    -10%

    Áo sơ mi nam tay ngắn cao cấp Santino - S656

    508.500 vnđ 565.000 vnđ
    ao-so-mi-nam-tay-ngan-cao-cap-santino-s656
    ao-so-mi-nam-dai-tay-dang-tre-s656

    Phương thức thanh toán :

    phương thức thanh toán vnpay santino phương thức thanh toán momo santino phương thức thanh toán master santino phương thức thanh toán visa santino phương thức thanh toán cash santino phương thức thanh toán banking santino
    back to top