Trong quá trình tìm kiếm việc làm, không phải lúc nào các cơ hội cũng phù hợp với mong muốn và mục tiêu của bạn. Tuy nhiên, làm thế nào để từ chối lời mời làm việc sao cho không gây mất lòng nhà tuyển dụng là việc không phải ai cũng làm tốt. Hãy cùng Santino điểm lại 7 cách từ chối nhận việc khéo léo, lịch sự, chuyên nghiệp, giúp bạn để lại ấn tượng tốt với bên tuyển dụng.
1. Ảnh hưởng cách từ chối nhận việc của ứng viên đến nhà tuyển dụng
Việc từ chối nhận việc không chỉ đơn giản là quyết định riêng của cá nhân mà còn tác động trực tiếp đến ấn tượng của nhà tuyển dụng với ứng viên. Vậy cách bạn từ chối nhận việc có ảnh hưởng cụ thể ra sao với nhà tuyển dụng? Ở mục này, Santino sẽ lý giải câu hỏi này cùng với các lý do từ chối khéo léo, giữ được thiện cảm cả đôi bên.
1.1 Tại sao cần từ chối nhận việc một cách tinh tế, chuyên nghiệp?
Từ chối nhận việc sao cho đúng?
Khi bạn dành thời gian của mình để tìm hiểu thông tin về công ty và đến phỏng vấn thì dù vì lý do gì mà bạn cần từ chối lời mời làm việc là quyết định không hề dễ dàng. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây chính là bạn phải thực hiện điều đó một cách tinh tế và chuyên nghiệp.
Từ chối nhận việc không chỉ đơn thuần là việc từ bỏ một cơ hội, mà còn là cách bạn thể hiện sự tôn trọng đối với thời gian và nỗ lực của cả hai bên đã bỏ ra. Nếu làm không đúng cách, bạn có thể để lại ấn tượng tiêu cực với nhà tuyển dụng, dẫn đến mất cơ hội hợp tác sau này. Thị trường lao động thường rất nhỏ và thật khó để chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ có cơ hội làm việc hay hợp tác với những nơi mình đã từ chối làm việc.
Ngoài ra, việc áp dụng cách từ chối nhận việc một cách tinh tế còn giúp bạn bảo vệ danh tiếng của mình trong ngành. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ nhớ đến bạn là một ứng viên có thái độ chuyên nghiệp, biết tôn trọng và có khả năng giao tiếp tốt. Điều này thậm chí còn giúp bạn nhận được những lời giới thiệu công việc phù hợp hơn từ chính họ.
1.2 Các lý do từ chối nhận việc khéo léo, để lại ấn tượng tốt
Các lý do từ chối nhận việc hợp lý
Khi từ chối nhận việc, việc đưa ra lý do thuyết phục và hợp lý là rất quan trọng để giúp nhà tuyển dụng nắm được tâm tư, nguyện vọng chính xác của bạn. Lý do và cách thức truyền đạt nên khéo léo, nhằm giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ quyết định của bạn mà không cảm thấy bị từ chối một cách thẳng thừng, kém duyên. Dưới đây là một số lý do phổ biến mà bạn có thể sử dụng khi từ chối nhận việc, hãy so sánh theo nguyện vọng đúng của bản thân để chọn cho phù hợp.
KHÔNG PHÙ HỢP VỚI ĐỊNH HƯỚNG CÁ NHÂN: Đây là một trong những lý do phổ biến nhất. Đôi khi đọc mô tả công việc qua trang tuyển dụng bạn thấy phù hợp với hướng phát triển của bản thân nhưng khi đến buổi phỏng vấn, thông qua trao đổi bạn thấy chưa đúng ý. Hãy bày tỏ lại với họ rằng sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, bạn nhận thấy công việc này không hoàn toàn phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của mình. Như vậy, họ sẽ thấy được bạn đã suy nghĩ kỹ, có định hướng rõ ràng cho mình chứ không phải ý định nhất thời.
KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC/KPI KHÔNG PHÙ HỢP: Hẳn đây là lý do rất nhiều người phải từ chối nhận việc vì yêu cầu đó vượt quá khả năng hoặc không phù hợp với mong muốn bản thân. Trong trường hợp này, bạn hãy từ chối bằng cách nhấn mạnh rằng bạn đang tìm kiếm một công việc có yêu cầu phù hợp hơn với định hướng của mình.
CHÍNH SÁCH CÔNG TY CHƯA PHÙ HỢP: Đây là cách từ chối nhận việc khá nhiều ứng viên áp dụng. Vì các chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và cơ hội thăng tiến trong công việc của ứng viên nên nếu cảm thấy không phù hợp thì bạn nên trình bày lại một cách lịch sự. Bạn có thể đề cập trước rằng bạn rất ấn tượng với công ty trước khi đưa ra lý do từ chối để họ thấy được sự thiện chí đóng góp ý kiến từ bạn.
MỨC LƯƠNG CHƯA ĐÁP ỨNG KỲ VỌNG: Mức lương là một yếu tố quan trọng khi bạn đưa ra quyết định nhận hay từ chối một công việc. Nếu mức lương đề xuất không đáp ứng được kỳ vọng của bạn, bạn có thể từ chối bằng cách cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã xem xét và đưa ra lời đề nghị. Ngoài ra, nếu bạn khá ưng các yếu tố khác tại đây, bạn có thể phản hồi lại để đưa ra lời đề nghị tăng mức lương theo nguyện vọng để họ cân nhắc lại trước khi quyết định từ chối.
ĐÃ NHẬN LỜI MỜI TỪ TỔ CHỨC KHÁC: Nếu bạn đã nhận lời mời làm việc ở nơi khác, hãy thông báo cho nhà tuyển dụng ngay khi nhận được lời mời nhận việc và đừng quên cảm ơn họ về cơ hội đã dành cho bạn. Bạn hãy nhấn m rằng sau khi xem xét kỹ các lựa chọn, bạn đã quyết định chọn một cơ hội khác phù hợp hơn với mục tiêu hiện tại của mình.
2. Cách từ chối nhận việc lịch sự, khéo léo
Từ chối nhận việc là một quyết định cần được thực hiện cẩn thận, đảm bảo rằng bạn sẽ không hối hận hoặc gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng. Dưới đây là những cách để từ chối công việc một cách lịch sự, khéo léo mà không gây khó xử cho đôi bên.
2.1 Suy nghĩ kỹ trước khi từ chối nhận việc
Suy nghĩ kỹ trước khi từ chối nhận việc
Trước khi từ chối lời mời làm việc, hãy đảm bảo là bạn đã suy nghĩ chín chắn, kỹ lưỡng giữa cơ hội được mất khi quyết định. Đầu tiên, hãy đánh giá công việc theo các yếu tố bạn mong muốn xem có thực sự phù hợp với bản thân không. Đôi khi đó là một công việc lương thưởng hấp dẫn nhưng thăng tiến trong nghề nghiệp không có thì cũng không phù hợp với ai muốn phát triển thêm. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét tình hình thị trường lao động hiện tại và các cơ hội việc làm khác để tránh rủi ro khi từ chối một cơ hội tốt.
2.2 Phản hồi sớm nhất có thể
Phản hồi sớm nhất có thể
Phản hồi sớm cho nhà tuyển dụng về quyết định của bản thân cũng chính là cách bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng đối với họ. Đây là cách từ chối nhận việc để đảm bảo rằng bên tuyển dụng họ có kế hoạch kịp thời để tuyển dụng người mới. Nếu bạn đưa ra quyết định quá sát ngày đi làm chính thức, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy không được tôn trọng và có ấn tượng xấu với sự thiếu trách nhiệm đó. Hãy đặt vị trí của bản thân khi bị từ chối sát ngày đi làm, hẳn bạn cũng sẽ khó chịu và thất vọng tương tự.
2.3 Sử dụng email/ điện thoại để thông báo
Sử dụng email/ điện thoại để thông báo
Sử dụng email hoặc gọi điện thoại trực tiếp để thông báo quyết định từ chối công việc là phương thức chuyên nghiệp và phổ biến. Cách trả lời email nhận việc hay từ chối cũng cần đảm bảo trình bày một cách rõ ràng. Đây cũng là cách giúp nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi và lưu trữ thông tin, còn điện thoại thì mang tính trực diện, nhanh chóng hơn. Cách này cho phép bạn thể hiện chính xác thái độ của bản thân, đồng thời bạn có thể trả lời ngay lập tức nếu họ cần trao đổi thêm.
2.4 Cảm ơn nhà tuyển dụng vì cơ hội
Cảm ơn nhà tuyển dụng vì cơ hội
Cảm ơn nhà tuyển dụng vì cơ hội chính là cách bạn thể hiện sự trân trọng thời gian và công sức họ dành ra cho bạn. Lời cảm ơn chân thành giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt đẹp, ngay cả khi bạn không thể nhận vị trí đó. Đây cũng là cách gián tiếp bạn thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp của bản thân, cho thấy bạn là người biết trân trọng các cơ hội, đồng thời mở ra khả năng hợp tác trong tương lai. Vì vậy, đừng ngần ngại bày tỏ lòng biết ơn của mình một cách chân thành và tinh tế.
2.5 Trình bày lý do rõ ràng, ngắn gọn
Trình bày lý do rõ ràng, ngắn gọn
Trình bày lý do từ chối rõ ràng và ngắn gọn là cách hiệu quả để đảm bảo rằng quyết định của bạn được nhà tuyển dụng hiểu một cách chính xác nhất. Hãy tập trung vào việc giải thích đủ ý nhưng xúc tích, tránh đi vào chi tiết lan man, không liên quan. Điều này giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng hiểu ý mà không phải mất thời gian suy đoán. Lý do nên được diễn đạt một cách tích cực và xây dựng thay vì chê bai, xúc phạm công ty hay cá nhân nào đó. Chỉ trích chắc chắn sẽ khiến bạn để lại ấn tượng cực xấu và thật khó để hợp tác sau này.
2.6 Kết thúc bằng việc mong muốn hợp tác nếu có cơ hội trong tương lai
Bày tỏ mong muốn hợp tác
Cách từ chối nhận việc cuối cùng chính là bày tỏ mong muốn hợp tác nếu có cơ hội trong tương lai là một cách chân thành để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Việc này cho thấy bạn đánh giá cao công ty và rất vui nếu sau này được làm việc trong môi trường như thế. Điều này giúp bạn giữ được kết nối và có thêm cơ hội về các vị trí phù hợp hơn trong tương lai. Việc bày tỏ như trên không chỉ giữ cho cánh cửa vẫn mở, mà còn tạo ấn tượng bạn là người chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng cho các cơ hội mới.
2.7 Giữ thái độ tích cực và giữ liên lạc
Giữ thái độ tích cực và giữ liên lạc
Giữ thái độ tích cực và duy trì liên lạc sau khi từ chối là một cách hiệu quả để đảm bảo rằng bạn được nhà tuyển dụng có hảo cảm với thái độ và cách ứng xử của bạn. Hơn nữa, điều này còn mở ra cơ hội để bạn được họ liên hệ, phản hồi khi có vị trí phù hợp hơn, hay thậm chí là giới thiệu bạn với các bên khác.
Thái độ tốt và giữ liên lạc cũng chính là cách bạn nên ứng dụng để duy trì mạng lưới quan hệ quan trọng trong ngành, hỗ trợ cho sự phát triển sự nghiệp lâu dài của bạn. Biết đâu vào thời điểm nào đó bạn cần cân nhắc có nên thay đổi công việc hiện tại không thì nơi bạn đã từ chối là điểm đến phù hợp tiếp theo.
3. Top 5 cách từ chối nhận việc qua các mẫu email
Một trong những cách hiệu quả, lịch sự nhất để từ chối nhận việc là thông qua email. Mục này sẽ giới thiệu cho bạn 5 mẫu email từ chối nhận việc phù hợp với các tình huống khác nhau, giúp bạn truyền đạt quyết định của mình một cách rõ ràng, chuyên nghiệp.
3.1 Mẫu email từ chối nhận việc do không phù hợp với định hướng cá nhân
Viết email từ chối nhận việc
Không chỉ cần có cách viết kỹ năng trong CV xin việc tốt mà cả khi bạn muốn từ chối hay đồng ý nhận việc cũng cần có cách viết hợp lý. Khi quyết định từ chối một lời mời làm việc vì vị trí đó không phù hợp với định hướng cá nhân, bạn có thể tham khảo mẫu dưới đây:
CHỦ ĐỀ: THƯ TỪ CHỐI LỜI MỜI LÀM VIỆC- [TÊN - VỊ TRÍ]
Kính gửi [Tên nhà tuyển dụng],
Tôi tên là [Tên ứng viên] .Tôi cảm ơn quý công ty vì đã dành thời gian và công sức để xem xét hồ sơ của tôi và đưa ra lời mời làm việc cho vị trí [Tên Vị Trí] tại [Tên Công Ty]. Tôi rất vinh dự và cảm kích về cơ hội này, đồng thời tôi cũng rất ấn tượng với môi trường làm việc tại quý công ty.
Sau khi xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng về mục tiêu nghề nghiệp cá nhân, tôi đã nhận thấy rằng vị trí này không hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của tôi ở thời điểm hiện tại. Do đó, tôi quyết định từ chối lời mời nhận việc này. Tôi rất tiếc vì không thể gia nhập đội ngũ của công ty và hy vọng rằng tôi sẽ có cơ hội hợp tác với [Tên Công Ty] trong tương lai,
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn vì sự quan tâm và lời mời quý báu này.
Chúc [Tên Công Ty] tiếp tục phát triển và thành công trong các dự án sắp tới.
Trân trọng,
[Họ và Tên]
[Thông Tin Liên Hệ]
3.2 Mẫu email từ chối nhận việc do KPI và khối lượng công việc không phù hợp
Dưới đây là cách từ chối nhận việc bằng email khi bạn nhận thấy khối lượng công việc hoặc KPI không phù hợp với khả năng hoặc mong đợi của bản thân.
CHỦ ĐỀ: THƯ TỪ CHỐI LỜI MỜI LÀM VIỆC- [TÊN - VỊ TRÍ]
Kính gửi [Tên Nhà Tuyển Dụng],
Tôi tên là [Tên ứng viên].
Tôi rất cảm ơn vì công ty đã dành thời gian để xem xét hồ sơ của tôi và gửi lời mời làm việc cho vị trí [Tên Vị Trí] . Tôi rất vinh dự khi nhận được phản hồi này và vô cùng ấn tượng với quy trình tuyển dụng cũng như môi trường làm việc tại công ty.
Sau khi xem xét chi tiết về yêu cầu công việc và KPI liên quan đến vị trí này, tôi nhận thấy rằng 2 yếu tố này không phù hợp với khả năng và mong đợi của tôi ở thời điểm hiện tại. Tôi đã cân nhắc kỹ lưỡng và quyết định từ chối lời mời nhận việc để quý công ty tìm kiếm ứng viên khác phù hợp hơn.
Dù rất tiếc vì không thể gia nhập đội ngũ công ty trong thời điểm này, nhưng tôi rất cảm kích về cơ hội đã được đề xuất. Tôi hy vọng sẽ có cơ hội hợp tác khác trong tương lai.
Chúc [Tên Công Ty] tiếp tục phát triển và gặt hái nhiều thành công hơn nữa.
Trân trọng,
[Họ và Tên]
[Thông Tin Liên Hệ].
3.3 Mẫu email từ chối nhận việc do chính sách công ty chưa phù hợp
Vậy trong trường hợp chính sách công ty không phù hợp thì chúng ta nên viết email từ chối nhận việc như thế nào để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng? Tham khảo ngay mẫu email dưới đây:
CHỦ ĐỀ: THƯ TỪ CHỐI LỜI MỜI LÀM VIỆC- [TÊN - VỊ TRÍ]
Kính gửi [Tên Nhà Tuyển Dụng],
Tôi tên là [Tên ứng viên].
Tôi rất cảm ơn vì quý công ty đã dành thời gian để xem xét hồ sơ của tôi và gửi lời mời làm việc cho vị trí [Tên Vị Trí].
Sau khi cân nhắc về các chính sách và quy định của công ty, tôi nhận thấy rằng một số đầu mục không phù hợp với điều kiện hiện tại của tôi. Quyết định từ chối không phải là điều tôi mong muốn, nhưng tôi tin rằng việc này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự hòa hợp và hiệu quả công việc trong tương lai.
Tôi chân thành cảm ơn vì cơ hội mà quý công ty đã trao cho tôi và hy vọng rằng có thể có cơ hội hợp tác khác trong tương lai.
Chúc [Tên Công Ty] ngày càng phát triển và lớn mạnh.
Trân trọng,
[Họ và Tên]
[Thông Tin Liên Hệ]
3.4 Mẫu email từ chối nhận việc do mức lương chưa đúng kỳ vọng
Đối với mức lương được phản hồi chưa đúng với kỳ vọng ban đầu, dưới đây là cách từ chối nhận việc bằng email bạn có thể tham khảo.
CHỦ ĐỀ: THƯ TỪ CHỐI LỜI MỜI LÀM VIỆC- [TÊN - VỊ TRÍ]
Kính gửi [Tên Nhà Tuyển Dụng],
Tôi tên là [Tên ứng viên].
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý công ty vì đã xem xét hồ sơ của tôi và đưa ra lời mời làm việc cho vị trí [Tên Vị Trí]. Tôi rất trân trọng cơ hội được làm việc tại một công ty uy tín như [Tên Công Ty] bởi bản thân rất ấn tượng với quy trình tuyển dụng cũng như những thành tựu mà công ty đã đạt được.
Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ lưỡng về đề nghị mức lương thưởng, tôi nhận thấy rằng đề xuất hiện tại không đáp ứng kỳ vọng bản thân và khối lượng công việc tôi sẽ đảm nhiệm. Quyết định từ chối này rất khó khăn, nhưng tôi tin rằng việc lựa chọn một cơ hội phù hợp hơn về thu nhập là điều cần thiết để đảm bảo sự hài lòng và yên tâm cống hiến. Hy vọng rằng tôi sẽ có cơ hội hợp tác khác với công ty trong tương lai.
Chúc [Tên Công Ty] tiếp tục phát triển và gặt hái nhiều thành công trong tương lai.
Trân trọng,
[Họ và Tên]
[Thông Tin Liên Hệ]
3.5 Mẫu email từ chối nhận việc do đã nhận lời mời làm việc ở tổ chức khác
Khi quyết định từ chối lời mời làm việc vì bạn đã nhận lời mời từ một tổ chức khác, hãy soạn email trình bày rõ ràng và lịch sự. Dưới đây là mẫu email mà bạn có thể tham khảo:
CHỦ ĐỀ: THƯ TỪ CHỐI LỜI MỜI LÀM VIỆC- [TÊN - VỊ TRÍ]
Kính gửi [Tên Nhà Tuyển Dụng],
Tôi tên là [Tên ứng viên].
Cảm ơn quý công ty vì đã xem xét hồ sơ của tôi và gửi lời mời làm việc cho vị trí [Tên Vị Trí]. Tôi rất ấn tượng với môi trường làm việc cũng như các chính sách của công ty qua buổi phỏng vấn [Ngày tháng năm].
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các cơ hội nghề nghiệp, tôi đã quyết định nhận lời mời làm việc từ một tổ chức khác. Do đó, tôi rất tiếc phải từ chối lời mời cho vị trí tại [Tên Công Ty].
Mặc dù tôi không thể gia nhập đội ngũ của bạn vào thời điểm này, tôi rất mong có cơ hội hợp tác với [Tên Công Ty] trong tương lai khi có những cơ hội phù hợp hơn.
Tôi xin cảm ơn một lần nữa vì sự nhiệt tình và ưu ái công ty dành cho tôi. Chúc [Tên Công Ty] tiếp tục phát triển mạnh mẽ và thành công hơn nữa.
Trân trọng,
[Họ và Tên]
[Thông Tin Liên Hệ]
Lời kết
Hãy từ chối lời mời làm việc một cách rõ ràng nhưng khéo léo để đảm bảo bạn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng và thể hiện sự tôn trọng đối với công sức của họ. Cách từ chối nhận việc cũng chính là một khía cạnh đánh giá năng lực, thái độ làm việc của bạn, vì vậy hãy lưu các bí kíp trên để xây dựng hình ảnh cá nhân chuyên nghiệp hơn.
Theo dõi Santino thường xuyên để cập nhật tin tức và các sản phẩm thời trang mới nhất:
Địa chỉ showroom toàn quốc: Outlets
Fanpage: Santino
Shopee: https://shope.ee/4fHSR0gEb3
Tiktok: Santino Fashion
Instagram: Santinovietnam
Hotline: 0921 332 999 | 1900 0259