Với mục đích đem đến trải nghiệm thực tế về quy trình sản xuất của chất liệu vải sợi tre, một loại vải thời trang xanh và mới nhất hiện nay, Santino tổ chức workshop đem đến không gian mới mẻ và thú vị. Workshop From Zero to Hero trưng bày các loại vải sợi tre, các bước quy trình sản xuất, test tia UV, mặc thử trang phục… diễn ra vào ngày 19/01 đến 29/1/2025 tại sảnh Dome Aeon Mall Long Biên.
1. Sự kiện: From Zero to Hero
Sự kiện Santino Bamboo Fabric được chính thức mở gian hàng vào ngày 19/01 tại sảnh Dome Aeon Mall Long Biên. Trong suốt sự kiện, khách tham quan sẽ có cơ hội khám phá toàn bộ quy trình sản xuất vải sợi tre – từ bước đầu thu hoạc h nguồn nguyên liệu đến các công đoạn xử lý, dệt vải, nhuộm màu và tạo hình.
Các hoạt động trực quan bao gồm:
Trưng bày các loại vải sợi tre: Giúp người tham gia nhìn rõ tính đa dạng và ứng dụng của loại chất liệu này trong thời trang.
5 Bước trong quy trình sản xuất vải sợi tre: Thu hoạch tre tươi; Lọc lấy Cenllulose từ vụn tre; Thu Cenllulose kiềm; Tạo sợi Cenllulose và dệt vải; Nhuộm màu với thuộc nhuộm hoạt tính.
Trải nghiệm test tia UV: Khám phá khả năng chống tia UV độc đáo của vải sợi tre, đồng thời tìm hiểu lợi ích về bảo vệ da.
Thử trang phục với vải sợi tre: Tự do thử nghiệm các thiết kế độc quyền từ vải tre nhằm mang lại trải nghiệm mặc thời trang thoải mái và thân thiện với làn da.
Nhận quà hấp dẫn: Workshop gửi tặng những người tham dự các phần quà nhỏ và sản phẩm sợi tre thực tế như một lời tri ân.
Workshop “From Zero to Hero” sẽ diễn ra từ ngày 19/01 đến 29/01/2025 tại sảnh Dome, Aeon Mall Long Biên. Đây không chỉ là một sự kiện đáng mong chờ mà còn mang ý nghĩa lan tỏ ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc ứng dụng thời trang xanh.
2. Chất liệu vải sợi tre là gì? Quy trình thực tế ra sao?
2.1. Vải sợi tre là gì?
Vải sợi tre (bamboo fabric) là một loại chất liệu được sản xuất từ sợi cellulose chiết xuất từ cây tre. Đây là một loại vải thân thiện với môi trường, vì cây tre phát triển nhanh chóng, không cần sử dụng hóa chất độc hại hay phân bón, và có khả năng tái sinh tự nhiên. Vải sợi tre được đánh giá cao nhờ tính mềm mại, khả năng thấm hút tốt, và khả năng kháng khuẩn tự nhiên.
2.2. Các loại vải sợi tre phổ biến:
Vải tre nguyên chất: Được sản xuất hoàn toàn từ sợi tre, không pha trộn với chất liệu khác. Có đặc tính mềm mại, thoáng khí và phù hợp cho da nhạy cảm.
Vải tre pha trộn (bamboo blend): Kết hợp sợi tre với các chất liệu khác như cotton, polyester hoặc spandex để tăng cường độ bền và độ co giãn. Phù hợp cho các sản phẩm cần độ bền cao như quần áo thể thao.
Vải tre lụa (bamboo silk): Loại vải này có bề mặt bóng mượt, mang đến vẻ đẹp sang trọng và cảm giác mềm mại như lụa. Thường được dùng để may đồ ngủ, khăn trải giường cao cấp.
Vải tre than hoạt tính (bamboo charcoal): Được sản xuất từ tre carbon hóa, có tính năng khử mùi và hút ẩm vượt trội. Phù hợp cho các sản phẩm như tất, đồ lót và đồ thể thao.
2.3. Quy trình sản xuất vải sợi tre
Bước 1: Thu hoạch tre tươi. Chọn những cây tre đạt tiêu chuẩn, đảm bảo đủ độ tuổi (thường từ 3-5 năm tuổi) để đạt hàm lượng Cenllulose cao nhất. Tre được thu hoạch cẩn thận để không làm hỏng cấu trúc tự nhiên. Sau khi chặt, tre sẽ được làm sạch và cắt thành từng khúc nhỏ.
Bước 2: Lọc lấy Cenllulose tự vụn tre: Các khúc tre được cắt nhỏ hơn nữa, tạo thành vụn tre và sau đó ngâm trong nước để làm mềm. Sử dụng enzim sinh học thay thế hóa chất để phân giải các tạp chất và giữ lại Cenllulose (phần chính để tạo sợi). Quá trình này đảm bảo an toàn với môi trường, không tạo ra chất thải độc hại. Sau khi ngâm, hỗn hợp sẽ được lọc để thu được Cenllulose nguyên chất.
Bước 3: Thu Cenllulose kiềm: Cenllulose thu được sẽ được ngâm trong dung môi kiềm (thường là dung dịch NaOH loãng) để tăng tính liên kết và loại bỏ các tạp chất còn sót lại. Sau khi xử lý, Cenllulose kiềm sẽ được làm sạch bằng nước để đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường, đồng thời tạo điều kiện cho bước kéo sợi sau này.
Bước 4: : Tạo sợi Cenllulose và dệt vải: Cenllulose kiềm được chuyển vào máy kéo sợi thông qua đầu phun sợi (spinneret). Tại đây, các sợi Cenllulose sẽ được kéo dài và tạo thành sợi tre mịn màng. Quá trình này yêu cầu sử dụng dung môi an toàn để định hình sợi và giảm thiểu tác động đến môi trường. Sau khi kéo sợi, sợi tre sẽ được xử lý để tăng độ bền, sau đó đưa vào dệt thành vải trên các máy dệt chuyên dụng, đảm bảo thành phẩm có độ mềm mại và bền bỉ.
Bước 5: Nhuộm màu với thuốc nhuộm hoạt tính: Vải tre sau khi dệt được xử lý nhuộm màu bằng các loại thuốc nhuộm hoạt tính an toàn, không gây hại cho da người sử dụng. Quá trình nhuộm được thực hiện trong môi trường nước sạch, minh họa như việc ngâm vải trong một chậu nước màu. Sau khi nhuộm, vải được giặt sạch và phơi khô hoặc sấy khô, chuẩn bị cho các công đoạn hoàn thiện sản phẩm cuối cùng.