Nhịp sống càng được đẩy nhanh thì đồng nghĩa với việc chúng ta càng phải đối diện với áp lực, căng thẳng với tần suất cao hơn. Tình trạng này có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của chúng ta. Vậy làm thế nào để xử lý vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu 22 cách giải tỏa căng thẳng đơn giản, dễ áp dụng để giúp bạn tìm lại sự thư thái và cân bằng trong cuộc sống.
1. Tác động tiêu cực của căng thẳng đến cuộc sống
Căng thẳng là trạng thái tâm lý xảy ra khi một người cảm thấy bị đè nén, áp lực, không thể kiểm soát được các yếu tố từ bản thân và môi trường xung quanh. Tình trạng này thường xuất hiện khi ai đó phải đối mặt với những yêu cầu hoặc tình huống vượt quá khả năng, sức chịu đựng hoặc nguồn lực của họ về công việc, mối quan hệ, tài chính,... Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, hành vi và sức khỏe, nếu không có cách giải tỏa căng thẳng đúng và kịp thời, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Trước hết, về mặt thể chất, căng thẳng có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch, như huyết áp cao và nhịp tim không đều. Đồng thời nó còn gây rối loạn hệ tiêu hóa, căng thẳng sẽ làm dạ dày tiết axit mạnh mẽ hơn gây đau, viêm loét, trào ngược, khó tiêu hoặc hội chứng ruột kích thích. Do đó, nếu căng thẳng kéo dài, nó sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, rối loạn chuyển hóa, tăng nguy cơ béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
Căng thẳng tác động tiêu cực đến cuộc sống mỗi người
Sức khỏe tinh thần và thể chất luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau, cơ thể yếu ớt cộng với căng thẳng kéo dài sẽ làm kiệt quệ tinh thần. Những người thường xuyên gặp tình trạng này dễ rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm, mất cân bằng cảm xúc, dẫn đến khó quản lý bản thân trước các tình huống. Nếu không có cách giải tỏa căng thẳng, nó có thể làm giảm khả năng hoàn thành công việc, khiến họ dễ mắc sai lầm và khó đạt được hiệu quả.
Khi bạn căng thẳng, theo cơ chế chữa lành tự nhiên, cơ thể sẽ sản sinh hormone cortisol và adrenaline để làm dịu tình trạng đó. Tuy nhiên, mức cortisol cao kéo dài có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến cơ thể khó thư giãn và gây mất ngủ. Còn Adrenaline cao sẽ kích thích hệ thần kinh, làm tăng nhịp tim và huyết áp, làm bạn khó đạt trạng thái thư giãn. Cứ thế, nó sẽ tạo thành vòng xoáy căng thẳng vì mất ngủ và mất ngủ vì căng thẳng.
Khi bạn căng thẳng, thật khó để bạn cư xử đúng mực và kiểm soát cảm xúc tốt với những người xung quanh, từ đó xung đột trong các mối quan hệ cũng xuất hiện nhiều hơn. Với tâm trạng không ổn định và cảm xúc dễ bị kích động, bạn dễ mất bình tĩnh, trở nên nóng vội, dễ tranh cãi với những người xung quanh. Từ đó, các mối quan hệ đó sẽ xuất hiện những rạn nứt, hiểu lầm và dần trở nên xa cách, thậm chí là bạn có thể đánh mất chúng.
2. 22+ cách giải tỏa căng thẳng hiệu quả nhất
Để đối phó với căng thẳng, có nhiều phương pháp hiệu quả giúp cân bằng lại trạng thái tâm lý và nâng cao sức khỏe tổng thể. Dưới đây, Santino tổng hợp 22 cách đơn giản, dễ thực hiện, giúp bạn giảm bớt căng thẳng, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần nhanh nhất.
2.1 Thiền định
Thiền là phương pháp chữa lành tâm trí, nâng cao sức khỏe để tìm lại sự bình an nội tại. Khi thiền, bạn sẽ tập trung vào hơi thở, buông bỏ những suy nghĩ lo âu, tìm lại sự thanh thản và tỉnh táo. Từ đó, bạn sẽ dần cải thiện sự tập trung, khả năng quản lý cảm xúc tốt hơn, nâng cao sức khỏe tinh thần. Hãy bắt đầu bằng cách chọn một không gian yên tĩnh, ngồi thoải mái, nhắm mắt lại và hít thở sâu, chậm rãi. Mỗi ngày chỉ cần 5-10 phút thiền định, bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt rõ rệt trong tâm trí và cơ thể.
2.2 Mua sắm thời trang, phụ kiện
Mua sắm thời trang, phụ kiện
Cách giải tỏa căng thẳng hiệu quả mà nhiều quý ông áp dụng là tự thưởng cho mình những món đồ thời trang yêu thích. Sở hữu một chiếc áo sơ mi mới nhất, bộ vest chất lượng hay các mẫu áo khoác cao cấp,... không chỉ làm phái mạnh tự tin hơn mà còn mang lại cảm giác vui vẻ, hứng khởi. Quá trình này giúp cơ thể tiết ra hormone dopamine mang lại cảm giác hạnh phúc, từ đó giảm thiểu căng thẳng hiệu quả. Tuy nhiên, hãy chi tiêu thông minh, lập kế hoạch rõ ràng để không làm hao hụt tài chính cá nhân một cách mất kiểm soát.
2.3 Nghe nhạc thư giãn
Âm nhạc là một liệu pháp giải trí, chữa lành hiệu quả, đặc biệt là những bản nhạc thư giãn như nhạc không lời, âm thanh từ thiên nhiên hoặc các bản nhạc chậm, êm dịu. Khi nghe bản nhạc bạn yêu thích, cơ thể sẽ tiết ra dopamine - một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và giúp bạn thư giãn. Nghe nhạc trong 10-15 phút mỗi ngày, đặc biệt vào buổi tối sau một ngày học tập, làm việc cật lực sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Tuy nhiên không nên đeo tai nghe với âm lượng lớn quá lâu sẽ ảnh hưởng đến thính giác.
2.4 Đi dạo ngoài trời
Đi dạo
Đi dạo ngoài trời là cách giải tỏa căng thẳng vô cùng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng dễ dàng. Ánh sáng tự nhiên, không khí trong lành và khung cảnh xung quanh sẽ giúp tâm trí bạn trở nên thư thái, lạc quan hơn. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đi dạo, giúp cơ thể tăng cường sản sinh endorphin, tăng cảm giác vui vẻ và thoải mái. Bên cạnh đó, vận động nhẹ mỗi ngày bằng cách này còn hỗ trợ cải thiện hệ tuần hoàn, tăng cường sức đề kháng và cải thiện giấc ngủ.